Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách, … so với luật và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các TCTD, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều
phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xin đề xuất một số biện pháp như:
- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát. Và tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan, có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ, và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 02 năm.
- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làn trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng kiểm soát. NHNN ban hành các quy định liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động của TCTD bảo đảm sự giám sát của công chúng đối với kết quả hoạt động của TCTD. Ngoài ra, NHNN cũng cần trực tiếp kiểm tra hoạt động của các NHTM, đặc biệt là các khoản cho vay đầu tư lớn, cho vay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Việc kiểm tra cần được xây dựng, phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.
Đội ngũ thanh tra giám sát của NHNN cần có năng lực chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao để có thể đưa ra được những nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính – ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã áp dụng một cách cứng nhắc các nguyên tắc quản trị rủi ro cũ và đã trở nên lạc hậu, để có thể kiểm soát rủi ro và gia tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, có thể đề xuất một số các giải pháp sau hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn”, “công bằng” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính, kiểm soát được tính an toàn của hệ thống nhưng đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh. NHNN sẽ định kỳ yêu
cầu báo cáo, kiểm tra giám sát. Mặt khác, các NHTM phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro, ... Điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm.
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng
Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng hiệu quả đối với tất các doanh nghiệp, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các hướng sau đây:
- Việc xây dựng hệ thống nội bộ xếp hạng khách hàng cần phân biệt theo từng nhóm khách hàng vì mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau:
Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính; lưu chuyển tiền tệ; Quản lý: Kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm trong ngành, tính khả thi của phương án kinh doanh; Quá trình trả nợ vay tại các ngân hàng khác, mức độ giao dịch ...; Các yếu tố bên ngoài: Triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Về cơ bản các chỉ tiêu đánh giá cũng giống nhóm các doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tỷ trọng các chỉ tiêu thì khác nhau: Trong khi các khách hàng là doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các chỉ tiêu tài chính là rất quan trọng thì các chỉ tiêu đánh giá ông chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng quản lý và quá trình quan hệ với ngân hàng lại quan trọng hơn vì các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này không thực sự đáng tin cậy, không phản ánh thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng là cá nhân: Cần đưa hệ thống xếp hạng đối với khách hàng cá nhân đi vào hoạt động.
- Với mỗi chỉ tiêu phân tích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần xây dựng khung chuẩn cho từng nhóm doanh nghiệp theo quy mô, ngành kinh doanh trong từng thời kỳ.
- Tham khảo hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức uy tín như Moody’s, Standard & Poor… để bổ sung các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa và tiến dần tới chuẩn mực quốc tế.
- Kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.
3.3. Kiến nghị nâng cao chất lượng quản lý rủi ro
NHNN và các cơ quan liên quan trong quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính cần thực hiện nhất quán các nguyên tắc, đưa ra các thông tin liên quan đến thị trường tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và các giải pháp điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. NHNN cần tăng cường tính minh bạch trong hệ thống báo cáo, hạch toán, kế toán. Đồng thời, NHNN cần nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đối với Bộ Tài chính về việc đăng ký tài khoản khai báo thuế của doanh nghiệp. Ngoài các thông tin phải cung cấp theo quy định, Bộ Tài chính phải có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về tài khoản khai báo thuế của khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để CIC cung cấp thông tin cho ngân hàng hỏi tin.
+) Đối với chính phủ:
Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi: đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các NHTM và các TCTD nên có những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Để thúc đẩy kinh tế hiện nay, giúp các Ngân hàng tránh phải rủi ro, Nhà nước nên ban hành các biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó dòng tiền trả nợ cho ngân hàng cũng tăng lên. Cải tiến công tác tòa án, chỉnh sửa pháp lệnh thi hành để nâng cao hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo cho các ngân hàng thuận lợi trong việc thu hồi vốn không bị động vốn làm mất cơ hội kinh doanh.
Tài liệu tham khảo
Đường Thị Thanh Hải. (2014),"Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam", Tạp Chí Tài Chính, 4.
Ngô Tiến Quý (2020), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã Việt Nam”, Diễn đàn Bách Khoa.
Lê Tấn Phước (2007), “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
Trần Thị Kỳ (2008), “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
Lê Khương Ninh & Lâm Thị Ngọc Bích (2014), “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (73), 3.
Phụ lục
Bảng cân đối kế toán
I. TÀI SẢN Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Tiền mặt và các khoản tương đương tại quỹ 1,736,571 2,344,291 3,109,230 2. Tiền gửi tại NHNN 10,548,084 14,347,180 17,296,506
Tiền, vàng gửi tại TCTD khác 35,363,429 29,338,805 41,939,499
Cho vay các TCTD khác 9,894,199 10,548,559 5,949,303
Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (196,000) (196,000) 0
4. Cho vay khách hàng 211,474,953 247,129,710 293,942,764
Cho vay khách hàng 214,685,958 250,330,623 298,296,983
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (3,211,005) (3,200,913) (4,354,219)
5. Chứng khoán kinh doanh 577,672 1,167,809 3,085,227
5.1. Chứng khoán kinh doanh 684,035 1,196,887 3,102,030
5.2. Dự phòng giảm giá chứng khoán (106,363) (29,078) (16,803)
6. Chứng khoán đầu tư 73,731,314 85,628,999 99,713,646
6.1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 70,467,404 82,723,727 96,775,364
6.2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3,522,144 3,196,877 3,374,241
6.3 Dự phòng giảm giá chứng khoán (258,234) (291,605) (435,959)
7. Các công cụ TC phái sinh và các TSTC khác 0 14,836 37,106 8. Góp vốn, đầu tư dài hạn 728,043 887,017 885,231
8.1. Đầu tư dài hạn khác 931,653 1,037,453 1,026,562
8.2. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (203,610) (150,436) (141,331)
9. Tài sản cố định 2,699,314 2,798,062 4,310,919
9.1. Tài sản cố định hữu hình 1,586,152 1,642,003 3,088,524
- Giá trị hao mòn luỹ kế (1,682,307) (1,943,810) (2,298,545)
9.2. Tài sản cố định vô hình 1,113,162 1,156,059 1,222,395
- Nguyên giá 1,823,153 1,980,168 2,277,564
- Giá trị hao mòn luỹ kế (709,991) (824,109) (1,055,169)
10. Bất động sản đầu tư 30,813 30,813 247,898
- Nguyên giá 30,813 30,813 247,898
11. Tài sản Có khác 15,736,670 17,447,494 24,464,833 TỔNG TÀI SẢN 362,325,062 411,487,575 494,982,162
II. NGUỒN VỐN Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 2,632,894 16,836 15,383 2. Tiền gửi và vay các TCTD khác 60,470,881 50,314,052 50,876,472
2.1. Tiền gửi của các TCTD khác 40,692,932 29,550,155 24,984,148
2.2. Vay các TCTD khác 19,777,949 20,763,897 25,892,324
3. Tiền gửi của khách hàng 239,964,318 272,709,512 310,960,354 4. Các công cụ TC phái sinh và nợ TC khác 5,634 0 0 5. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD 319,963 302,126 207,341 6. Phát hành giấy tờ có giá 11,157,638 26,286,629 50,923,563 7. Các khoản nợ khác 13,600,876 21,970,606 31,899,554
- Các khoản phải trả và công nợ khác 10,763,164 17,359,965 27,129,159
- Thuế TNDN hoãn lại phải trả 16,656 12,097 4,651
I Tổng Nợ Phải Trả 328,152,204 371,599,761 444,882,667 8. Vốn và các quỹ 32,643,154 37,997,849 47,906,504
8.1. Vốn của TCTD 21,632,348 22,718,445 28,725,680 - Vốn điều lệ 21,604,514 23,727,323 27,987,569 - Thặng dư vốn cổ phần 0 0 1,177,563 - Cổ phiếu quỹ (*) 0 (1,036,712) (564,397) - Vốn khác 27,834 27,834 124,945 8.2. Quỹ của TCTD 3,887,135 4,936,914 6,224,836
8.3. Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế 7,123,671 10,342,490 12,955,988
9. Lợi ích của cổ đông thiểu số 1,529,704 1,887,965 2,192,991 II Tổng VCSH 34,172,858 39,885,814 50,099,495 TỔNG NGUỒN VỐN 362,325,062 411,485,575 494,982,162
Báo cáo kết quả kinh doanh
STT BCKQKD năm 2018 năm 2019 năm 2020
2 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 24,824,365 31,196,604 32,767,393
3 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (10,240,868) (13,196,607) (12,489,598)
4 Lãi/lỗ ròng từ hoạt động dịch vụ 2,561,310 3,185,837 3,575,553
5 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 5,719,062 6,420,580 8,228,173
6 Chi phí hoạt động dịch vụ (3,157,752) (3,234,743) (4,652,620)
7 Lãi/lỗ ròng từ HĐKD ngoại hối và vàng 444,568 647,478 785,809
8 Lãi/lỗ thuần từ mua bán CKKD 151,928 27,480 85,086
9 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán CKĐT 148,561 612,031 865,869
10 Lãi thuần từ hoạt động khác 1,517,079 2,099,398 1,679,550
11 Thu nhập hoạt động khác 2,421,246 2,528,554 2,808,825
12 Chi phí hoạt động khác (904,167) (429,156) (1,129,275)
13 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 129,620 78,227 92,511
14 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 19,536,563 24,650,448 27,362,173
15 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (8,733,802) (9,723,706) (10,555,457)
16 LN ròng từ HĐKD trước chi phí dự phòng 10,802,761 14,926,742 16,806,716
17 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3,035,388) (4,890,623) (6,118,440)
18 Tổng lợi nhuận kế toán 7,767,373 10,036,119 10,688,276
19 TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 7,767,373 10,036,119 10,688,276
20 Chi phí thuế TNDN (1,575,157) (1,959,995) (2,089,420)
23 Lợi ích của cổ đông thiểu số 77,187 245,831 343,380
24 LNST của cổ đông công ty mẹ 6,112,714 7,822,773 8,262,659