NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố thúc đẩy thị trường Logistics và nhận định về mức độ phát triển ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 35)

So với các nước trên thế giới và trong khu vực, chất lượng cung ứng dịch vụ Logistics của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao. Điển hình là tiêu chí về thời gian cung ứng, hệ thống thông tin và tính linh hoạt trong hoạt động khai thác và quản lý dịch vụ. Thị phần của các DN nước ngoài và FDI vẫn đang lớn và được tin dùng hơn các DN trong nước.

Việt Nam đã và đang áp dụng hệ thống quản lý vận tải (TMS) cho dịch vụ Logistics. Về lý thuyết, hệ thống này cần có khả năng quản lý cùng lúc các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau, qua nhiều biên giới khác nhau nhưng chỉ do một nhà điều hành thực hiện. Tuy nhiên, nhà cung cấp TMS chuyên nghiệp tại Việt Nam vẫn rất hạn chế, việc cài đặt hệ thống còn gặp rất nhiều khó khăn do khả năng liên kết đồng bộ dữ liệu với các hãng tàu, hãng hàng không, hải quan, cảng biển, cảng hàng không, và trong nội bộ các công ty Logistics quá phức tạp.

Các công ty trong nước thường ứng dụng các hệ thống quản lý vận tải nội địa, quản lý đội xe, sử dụng các công cụ quản lý dịch vụ giao nhận truyền thống do các nhà cung cấp trong nước phát triển (như Fast, Vĩ Doanh FMS,…). Tỷ lệứng dụng cũng chỉ dưới 10% số DN, đa số DN còn dùng Excel tự quản lý (Ngọc Mai, 2018). Các hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP) mới chỉ được ứng dụng một cách manh mún chứ chưa đồng bộ, có hệ

35 thống và việc ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý thông tin và chất lượng vẫn còn hạn chế. Khó khăn đến từ nhiều yếu tố như:

Môi trường công nghệ thông tin của toàn nền kinh tế còn chưa cao nên động lực thúc đẩy các DN đầu tư vào vào công nghệ thông tin chưa lớn.

Nguồn vốn đầu tư của các công ty chưa đủđểđáp ứng nhu cầu.

Nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu về công nghệ thông tin còn thiếu hụt nghiêm trọng.

Đội ngũ quản lý trẻ có trình độ chuyên sâu cao lại chưa có kinh nghiệm, kỹ năng về quản lý công việc

Đội ngũ quản trị dày dạn kinh nghiệm lại chưa có kiến thức bài bản chuyên sâu, khó bắt kịp với công nghệ mới và đa dạng hóa dịch vụ, khảnăng hoạch định kế hoạch bền vững.

CHƯƠNG V: CƠ HỘI VÀ GII PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT

TRIN NGÀNH DCH V LOGISTICS VIT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố thúc đẩy thị trường Logistics và nhận định về mức độ phát triển ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)