Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu bài báo cáo

3.3 Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật

Thời gian qua, theo phản ánh của người dân, một trong những điểm “nghẽn” của luật hiện hành là quy định không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Quy định này gây khó cho những người đi công tác xa nơi đăng ký thường trú, nhất là công dân đi du học, người nước ngoài, phải mất nhiều thời gian và chi phí.

Bên cạch đó, trong quá trình giải quyết hồ sơ, Sở Tư pháp vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc khác như:

+ Hầu hết hồ sơ trễ hẹn nếu người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích do Sở phải xác minh đầy đủ tình trạng án tích của họ tại các cơ quan có liên quan, để thực hiện xác nhận đối với người đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích. Trung bình mỗi vụ việc, Sở Tư pháp cần phải xác minh tình trạng án tích tại 4 cơ quan có liên quan (tối đa 8-9 cơ quan, tối thiểu 2-3 cơ quan).

+ Phiếu LLTP số 2 là phiếu thể hiện rõ tình trạng nhân thân của một cá nhân; tuy nhiên, trong thực tế khi công dân khi tới giao dịch tại các cơ quan, tổ chức, trong đó có các cơ quan, tổ chức nước ngoài, thì hầu hết các cơ quan, tổ chức đều yêu cầu công dân phải xuất trình phiếu LLTP số 2. Do đó, bí mật đời tư của cá nhân không được đảm bảo, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của họ. Việc lạm dụng cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại một số cơ quan ngày càng gia tăng. Ví dụ như các công ty yêu cầu khi tuyển dụng nhân sự, cơ quan nước ngoài yêu cầu khi cá nhân muốn định cư tại nước họ...

+ Tình trạng một số cơ quan từ chối việc tiếp nhận Phiếu lý lịch tư pháp do quá thời hạn (mặc dù pháp luật lý lịch tư pháp không quy định về thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp nhưng một số văn bản chuyên nghành khác có quy định về thời hạn) Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp là: Tình trạng chậm, lạm dụng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp - giấy có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp đã được Bộ Tư pháp đề xuất trong quá trình xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.

Giải pháp:

+ Thiết nghĩ, cần có cơ chế, chế tài phù hợp hơn đối với các cơ quan phối hợp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp, nhằm đảm bảo được thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan để quyền lợi của người dân không bị ảnh hưởng.

+ Để đảm bảo bí mật đời tư cá nhân, cần quy định chặt hơn nữa đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Có thể bỏ luôn Phiếu lý lịch tư pháp số 2 hoặc chỉ cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người dân có nhu cầu xem tình trạng án tích của mình và các tổ chức không được yêu cầu người dân nộp phiếu lý lịch tư pháp số 2.

+ Để bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cũng như bảo đảm tính chính xác về tình trạng án tích của đương sự, cần bổ sung quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp cho phù hợp với quy trình tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự, tránh tình trạng từ chối Phiếu Lý lịch tư pháp do quá thời hạn như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước (Trang 25 - 27)

w