KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học (Trang 25 - 26)

1. Kết luận:

Việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ con người mới xã hội của chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trách nhiệm lớn lao đó ngành giáo dục và đào tạo gánh trọng trách chính đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành để đưa chất lượng giáo dục phát triển lên tầng cao mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng, nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà là nơi bồi dưỡng tư duy sáng tạo khả năng tự học tự nghiên cứu khả năng thích ứng, bồi dưỡng thái độ tình cảm đạo đức lối sống. Để phát huy nội lực của ngành của trường cần nắm vững thực trạng chung của ngành, của trường để xây dựng và vận dụng những giải pháp phù hợp, đồng bộ, trên cơ sở kế thừa phát huy những mặt tiến bộ tích cực của các giải pháp truyền thống để cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Trường Tiểu học trong những năm qua đã có nhiều cố gắng cải tiến tìm tòi các giải pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và đặc điểm của giáo dục nên đã thu được những kết quả nhất định.

Qua quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tôi nhận thấy:

- Muốn làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp.

- Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người tâm huyết với đơn vị, với công việc và có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Ngoài năng lực quản lý nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường.

- Các tổ chuyên môn xác định nhiệm vụ, mục tiêu của tổ mà sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả và tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ, bằng nhiều hình thức thường xuyên, đột xuất góp phần thúc đẩy, tư vấn từng thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tư tưởng – chính trị và mục tiêu phấn đấu của nhà trường tiến đến đạt chuẩn quốc phải được tập thể giáo viên đồng thuận trên quan điểm, nhất trí với kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên xác định nhiệm vụ phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm cũng vừa là quyền lợi của bản thân mình, là niềm tự hào của mình.

Sáng kiến này có ảnh hưởng rất tốt đến cán bộ quản lý giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đồng thời có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong phạm vi các nhà trường tiểu học

Với sự nỗ lực đổi mới bằng nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; trường Tiểu học đã có một đội ngũ đủ mạnh cả về lượng về chất; xứng đáng là những người thầy “vừa hồng, vừa chuyên”.

* Bài học kinh nghiệm:

Qua quá trình công tác, bằng sự dày công với những việc làm đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn trong năm học này bản thân tôi đã chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có hiệu quả, ảnh hưởng tốt đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đưa chất lượng của nhà trường ngày càng đi lên. Kết quả đó chắc chắn sẽ là cơ sở tạo đà cho những bước phát triển mới. Từ những kết quả thực tế trong việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là người quản lý tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học (Trang 25 - 26)