HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ GIỚI HẠN TỒN DƯ FORMALDEHYD TRONG SẢN PHẨM DA GIẦY.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh gí khả năng áp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc việt nam (Trang 31 - 34)

Để có thêm ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong ngành da giầy chúng tôi đã tiến hành hội thảo khoa học về đề xuất giới hạn tồn dư formaldehyd trong sản phẩm da-giầy và khả năng đáp ứng quy định quốc tế về hàm lượng formaldehyd bị cấm trên sản phẩm ngành da- giầy từ da thuộc Việt Nam.

Tại hội thảo ý kiến tham luận của các chuyên gia đề cập các khía cạnh sau: - Ảnh hưởng của tồn dư formaldehyd trong sản phảm da giầy là rõ ràng, tuy nhiên hiện nay với các doanh nghiệp lớn sử dụng hoá chất có xuất xứ sẽ không bị ảnh hưởng.

- Cần xác định rõ ảnh hưởng của gốc aldehyd hay formaldehyd trong sản phẩm da giầy.

- Cần xác định cụ thể cơ chế tồn dư formaldehyd trong sản phẩm da giầy. - Nên chuyển đơn vị ppm thành mg/kg sản phẩm cho dễ hiểu.

- Ở điều kiện môi trường bình thường, tồn dư formaldehyd trong sản phẩm da giầy sẽ dần bị chuyển hoá, vì vậy nên xác định thời gian xác định lượng tồn dư.

- Cần lưu ý đến một số loại keo dung môi có chứa formaldehyd hoặc tạo thành formaldehyd trong sử dụng.

- Các sản phẩm khi xuất đi nước ngoài đều phải kiểm tra tồn dư formaldehyd và một số chất bị cấm khác.

- Các xét nghiệm về tồn dư hoá chất phần lớn phải gửi ra nước ngoài rất tốn kém, vì vậy nếu Việt Nam có tiêu chuẩn và có uy tín để kiểm tra, xác nhận sẽ rất tốt cho các doanh nghiệp.

- Đề nghị Nhà nước sớm ban hành quy định ngưỡng giới hạn tồn dư formaldehyd trong sản phẩm da giầy và xây dựng phòng phân tích đủ tư cách chứng nhận.

- Cần quy định thêm giới hạn các chất bị cấm khác cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Sản phẩm của làng nghề tuy chưa xuất khẩu được, nhưng rất cần có chứng chỉ đáp ứng yêu cầu này để từng bước xây dựng thưong hiệu, tăng giá trị sản xuất. - Nên có chế độ khuyến khích kiểm tra sản phẩm này để các doanh nghiệp - Các chuyên gia thống nhất sự cần thiết phải xây dựng ngưỡng giới hạn tồn dư formaldehyd trong sản phảm da giầy, giá trị xây dựng là phù hợp, nhưng nên chuyển đơn vị ppm thành g/kg sản phẩm cho dễ hiểu.

- Cần xây dựng thêm các ngưỡng giới hạn tồn dư hoá chất độc hại khác, sóm đầu tư phòng phân tích quốc gia, có khả năng và uy tín xét nghiệm và xác nhận kết quả.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu các quy định quốc tế về ngưỡng giới hạn hàm lượng formaldehyd trên sản phẩm da giầy và khả năng đáp ứng quy định trên củangành da giầy Việt Nam, chúng tôi đề nghị:

Sản phẩm da giầy được sản xuất, nhập khẩu và lưu hành trên thị trường Việt Nam phải đáp ứng Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Phòng thí nghiệm được chỉ định thực hiện việc giám định chất lượng phải đảm bảo các điều kiện:

- Được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa hoc & Công nghệ) công nhận, cấp chứng chỉđạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2007;

- Được Tổ chức công nhận quốc tế, khu vực cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2007 Bảng 5. Hàm lượng formaldehyd tồn dưở mức tối đa cho phép trên sản phẩm da giầy Nhóm sản phẩm Tên mặt hàng Hàm lượng tối đa cho phép Nhóm 1 Sản phẩm da giầy dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi 30 mg/kg sản phẩm Nhóm 2 Sản phẩm da giầy tiếp xúc trực tiếp với da 75 mg/kg sản phẩm Nhóm 3 Sản phẩm da giầy không tiếp xúc trực tiếp với da 300 mg/kg sản phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiêu chuẩn TCVN 7421-1:2004

2. ThS. Nguyễn Mạnh Khôi, Sổ tay Bảo vệ môi trường ngành da-giầy,Viện Nghiên cứu Da- Giầy, 2008

3. Tiêu chuẩn TCVN 7535:2010

4. Eviromental and health requiments to Vietnam leather and footwear industry in key export markets

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh gí khả năng áp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc việt nam (Trang 31 - 34)