ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦANGÀNH DA-GIẦY VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG FORMALDEHYD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh gí khả năng áp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc việt nam (Trang 27 - 31)

QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG FORMALDEHYD

3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng của ngành da- giầy Việt Nam đối với quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd

Theo mục 2.4 của Hiệp định rào cản kỹ thuật đối với thương mại, khi đã có các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn thích hợp được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, các quốc gia thành viêncủa WTO được khuyến cáo sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật hoặc lấy tiêu chuẩn ấy làm cơ sở cho quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn của mình. Đối với giới hạn tối đa của formaldehyd trên các sản phẩm da giầy, có thể thống kê như sau: - Sản phẩm da cho trẻ em dưới 2 tuổi 15 - 30 ppm - Sản phẩm da tiếp xúc với da người: 75 – 120 ppm - Sản phẩm da không tiếp xúc với da người: 300 – 400 ppm

Theo thí nghiệm phân tích xác xuất một số sản phẩm da đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, nhận thấy:

- Đối với sản phẩm da thuộc tại các cơ sở lớn, sử dụng hoá chất nhập khẩu từ các nước châu Âu thì có khả năng đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

- Các loại da nhập khẩu chính ngạch từ các nước tiên tiến có khả năng đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

- Các nguyên phụ liệu ngành chế biến nhập khẩu chính ngạch từ các nước tiên tiến có khả năng đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

- Các loại da thuộc ở các cơ sở thủ công, sử dụng hoá chất không rõ xất xứ, có thể không đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

- Các loại da nhập khẩu tiểu ngạch không rõ xuất xứ, có thể không có khả năng đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

- Các nguyên phụ liệu ngành chế biến nhập khẩu qua tiểu ngạch, không rõ xuất xứ, có thể không có khả năng đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

Như vậy, nếu có quy định giới hạn hàm lượng formaldehyd tồn dư trong sản phẩm, các sản phẩm lưu hành phải có xuất xứ rõ ràng, được kiểm tra xác xuất thì da thuộc và các sản phẩm da của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được quy định quốc tế về giới hạn hàm lượng formaldehyd.

3.2. Đề xuất các giá trị giới hạn của hàm lượng formaldehyd trên sản phẩm da da

Về mặt vệ sinh, sức khoẻ người tiêu dùng, có thể chia sản phẩm da làm 3 nhóm là:

- Sản phẩm da cho trẻ em dưới 2 tuổi - Sản phẩm da tiếp xúc trực tiếp với da

- Sản phẩm da không tiếp xúc trực tiếp với da.

Làn da trẻ em (dưới 2 tuổi rất nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy dủ. Do đó da trẻ em dễ bị tác động bởi các dị nguyên (chất gây dị ứng). Trong một thí nghiệm tìm ngưỡng phản ứng dị ứng trên người mẫn cảm với formaldehyd, đã thấy giá trị 30 ppm khi phơi nhiễm với formaldehyd ở vùng nách

thông qua thử nghiệm băng hút giữ trong 48 giờ. Thực nghiệm từ các phòng thí nghiệm ở châu Âu chỉ ra rằng hàm lượng 10 ppm formaldehyd trên sản phẩm da giầy dành cho trẻ em có thể giải thích do mức formaldehyd có sẵn trong tự nhiên (background formaldehyde level) không liên quan đến bất kỳ quá trình xử lý hoàn tất nào. Giá trị hàm lượng formaldehyd trong khoảng 10 – 20 ppm chỉ ra rằng về mặt định lượng có sự hiện diện của formaldehyd. Nếu thử nghiệm cho kết quả dưới 20 ppm thì có thể cho là mức không (zero). Người ta cũng nhấn mạnh rằng các chất khác (kể cả formaldehyd) cũng tương tự, chỉ các thử nghiệm phức tạp mới có thể các tín hiệu dương tính giả. Vì lý do này, kết quả thử nghiệm bằng hoặc thấp hơn 30 ppm có thể được xem là ngưỡng dưới chấp nhận được. Do vậy hầu hết các nước chọn giá trị hàm lượng formaldehyd 30 ppm trên sản phẩm da giầy cho trẻ em là an toàn. Nhưng nếu năng lực và thiết bị thử nghiệm có độ nhạy cao thì có thể quy định các giá trị nghiêm ngặt hơn (như Nhật Bản)

Đối với sản phẩm da giầy tiếp xúc trực tiếp với da, giá trị hàm lượng formaldehyd bằng 100 ppm. Dựa trên các nghiên cứu khoa học thì rất hiếm cá thể nhạy cảm với formaldehyd có phản ứng khi lượng formaldehyd dưới 100 ppm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng formaldehyd 500 ppm cũng rất hiếm khi gây ra dịứng trên da. Do vậy quy định hàm lượng formaldehyd trên sản phẩm da giầy không tiếp xúc trực tiếp với da là 300 ppm đủ đảm bảo an toàn và khả thi về mặt kỹ thuật.

Từ những chứng cứ khoa học trên, chúng tôi đề nghị chia sản phẩm da giầy thành 3 nhóm và các giá trị hàm lượng formaldehyd tối đa trên các sản phẩm này là:

- Đối với sản phẩm da giầy cho trẻ em dưới 2 tuổi: 30 ppm - Đối với sản phẩm da giầy tiếp xúc trực tiếp với da: 75 ppm

- Đối với sản phẩm da giầy không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 ppm Phương pháp thửđược lựa chọn là:

Đối vi vt liu vi dt:

Tiêu chun TCVN 7421-1:2004: Vật liệu dệt. Xác định formaldehyd. Phần1: Formaldehyd tự do và thuỷ phân (Phương pháp chiết trong nước)

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd tự do và thuỷ phân một phần bằng phương pháp chiết trong nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các vật liệu dệt. Phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd giải phóng khỏi vải quy định trong TCVN 7421-2:2004.

Tiêu chuẩn TCVN 7421-2:2004: Vật liệu dệt. Xác định formaldehyd. Phần 2: Formaldehyd giải phóng (Phương pháp hấp thụ hơi nước).

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng formaldehyd được giải phóng khỏi vật liệu dệt trong điều kiện lưu kho bằng phương pháp hấp thụ hơi nước. Quy định này sử dụng để xác định hàm lượng formaldehyd giải phóng ra từ vải trong khoảng 20 mg/kg đến 3500mg/kg. Giới hạn dưới là 20 mg/kg. Nếu dưới giới hạn này thì báo cáo là “không phát hiện”. Phương pháp xác định formaldehyd tự do và formaldehyd được chiết bằng phương pháp thuỷ phân trong dung dịch nước được quy định trong TCVN 7421-1:2004.

Đối vi vt liu da:

Việt Nam mới đang soạn dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7535:2010, tương đương ISO 17226-1:2008

Tiêu chuẩn TCVN 7535:2010: Da. Xác định hàm lượng formaldehyd bằng phương pháp hoá học. Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định formaldehyd tự do và formaldehyd giải phóng có trong da. Phương pháp này dựa trên sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Phương pháp này có chọn lọc và không nhạy đối với chất chiết có màu.

Lượng formaldehyd thu được là lượng formaldehyd tự do và formaldehyd được chiết xuất thuỷ phân có trong dung dịch chiết nước từ da dưới các điều kiện tiêu chuẩn.

IV. HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ GIỚI HẠN TỒN DƯ FORMALDEHYD TRONG SẢN PHẨM DA- GIẦY.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh gí khả năng áp ứng quy định của quốc tế về hàm lượng formaldehyde bị cấm trên sản phẩm da giầy từ da thuộc việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)