Kỹ thuật hàn đắp trục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn đắp (Nghề Hàn) (Trang 25 - 27)

2.1 Đắp theo đường sinh:

Khi hàn đắp từng mối hàn 1, 2, 3, 4, 5, 6 liên tục dọc theo đường sinh, sau mỗi lần kết thúc một đường hàn phải ngừng để chuyển sang đường khác do đó biến dạng rất mạnh vì nung nóng không đối xứng. Ngăn ngừa biến dạng bằng cách hàn đắp mối hàn 1 xong chuyển qua mối hàn 2, 3 rồi 4…đối xứng qua đường trục chi tiết (ha). Vì có gián đoạn khi thay đổi vị trí mối hàn nên năng suất hàn đắp thấp. Do đó để tăng năng suất hàn đắp nên bố trí trục sao cho nó có thể quay được quanh trục của nó sau khi hàn xong mỗi đường hàn.

Phương pháp dao động mỏ hàn: trục của mỏ hàn tạo với trục đường hàn về phía chưa hàn góc  = 70 - 800, và trục mỏ hàn vuông góc với tiếp tuyến của chu vi tại tâm bể hàn góc  = 900.

Chọn kiểu dao động mỏ hàn là răng cưa hoặc bán nguyệt. Di chuyển mỏ hàn sao cho có điểm dừng ở hai bên biên độ.

Bề rộng chuyển động ngang mỏ hàn B =10 và ổn định trong suốt quá trình hàn, bước dao động p không đổi: p = 3 – 4 mm.

10

Đường hàn sau chồng lên đường hàn trước b/3 ( Với b là bề rộng của đường hàn), duy trì tầm với điện cực 10 – 15 mm.

Chú ý cuối đường hàn cần điền đầy vết lõm của hồ quang để kích thước mặt phẳng phôi không bị thu hẹp dần và tránh hiện tượng nứt bắt đầu xuất hiện tại vết lõm.

Khi đắp nhiều lớp, các lớp đắp sau vẫn đắp theo đường sinh nhưng vị trí các đường đắp sau nằm ở khe lõm do các đường lắp lớp trước tạo nên và ngược với hướng hàn của lớp đắp trước.

Chú ý: - xử lý kỹ thuật đầu, cuối đường hàn và chỗ nối que hàn, đường hàn trước phải làm sạch mới hàn đường hàn tiếp theo.

Ở đường hàn đắp cuối cùng ( Đắp lấp rãnh ) thì phải chồng lên hai đường đắp ở hai bên một khoảng b/3

2.2 Đắp theo chu vi:

Trong trường hợp hàn đắp theo chu vi: tùy thuộc vào chiều dài trục mà có cách bố trí cho hợp lý. Nếu trục ngắn, có thể hàn liên tục từ đầu này tới đầu kia của trục. Nếu trục dài, có thể bố trí hàn đắp thành từng đoạn để giảm ứng suất cục bộ trên toàn bộ chiều dài trục.

Hàn đắp theo chu vi được thực hiện tốt nhất khi trục có thể quay được quanh trục của nó, ống sẽ được xoay liên tục khi hàn

3 - 4

Góc độ que hàn: tạo với tiếp tuyến của chu vi tại tâm bể hàn về phía chưa hàn góc  = 75 - 800

Phương pháp dao động: răng cưa, bán nguyệt, vòng tròn.

+ Đường hàn đắp sau chồng lên đường hàn đắp trước một khoảng bằng b/3. Trong đó b là bề rộng của đường hàn.

Có một cách khác khi hàn đắp người ta dựng đứng chi tiết hàn đắp theo vòng tròn, mối hàn được thực hiện liên tục theo đường xoáy vít từ dưới lên, nhưng nếu chiều cao lớn thì gây khó khăn cho quá trình hàn và có thể không ngấu đều.

Ưu điểm của quá trình này là mối hàn liên tục phân bố nhiệt đều hơn nên ít biến dạng hơn

3. Trình tự thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn đắp (Nghề Hàn) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)