- Thời gian: 02 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị)
2 Kỹ thuật hàn đắp mặt phẳng.
Kỹ thuật chung: Việc hàn đắp được thực hiện theo từng đường theo chiều dọc hoặc ngang bề mặt chi tiết. Để giảm thời gian chờ đợi gõ xỉ, thứ tự cần hàn được chỉ bằng các con số. Xỉ hàn của đường 1 và 2 gõ trong khi hàn đường 4; của đường 3 gõ khi hàn đường 5…Khi chiều rộng mặt hàn đắp không rộng lắm thì các đường 1, 2, 3, 4,…được thực hiện theo khoảng cách bằng hai hoặc 3 lần bước tiến của mối hàn. Sau khi hàn xong lượt thứ nhất, gõ xỉ rồi hàn tiếp lượt thứ hai.
Thứ tự hàn đắp mặt phẳng:
b) hàn đắptheo từng phần; b) hàn đắp cách đường
- Cần ngồi đúng tư thế hàn trong khi hàn sao cho năng suất hàn cao nhất.
Điều chỉnh mỏ hàn vuông góc với bề mặt vật hàn theo hướng nhìn dọc đường hàn ( = 900 ) và nghiêng với hướng hàn góc = 70 800.
Chiều sâu ngấu của mối hàn điều chỉnh bằng chế độ hàn đắp. Chế độ hàn đắp phải chọn sao để đảm bảo cho lớp đắp không có vết nứt, rỗ khí hoặc các khuyết tật khác vật hàn ít bị biến dạng, vùng ảnh hưởng nhiệt bé. Muốn nhận lớp đắp rộng và thấp cần đặt nghiêng điện cực so với mặt phẳng ngang một góc 400÷500. Trong trường hợp này chiều sâu mối hàn giảm khoảng 2 lần và chiều rộng của nó lớn gấp đôi so với hàn bằng điện cực đặt vuông góc.
2.2 Phương pháp dao động mỏ hàn
Chọn kiểu dao động que hàn làrăng cưa hoặc bán nguyệt. Di chuyển que hàn sao cho có điểm dừng ở hai bên biên độ.
- Bề rộng chuyển động ngang que hàn B =10 và ổn định trong suốt quá trình hàn, bước dao động p không đổi: p = 3 – 4 mm.
2.3. Tiến hành hàn đắp:
- lqh = 3 4 ( mm ).
Đường hàn sau chồng lên đường hàn trước b/3 ( Với b là bề rộng của đường hàn), duy trì tầm với điện cực 10 – 15 mm.
10
3 -4 3 - 4
- Chú ý ở đường hàn đầu tiên ( đường sát với mép tấm phôi ) cần giảm dòng hàn hợp lý để tránh hiện tượng kim loại bị chảy tràn ra mép phôi. Để đắp các mép của vật hàn được phẳng và đầy đặn cần chắn trước bằng những tấm đồng hoặc thuốc hàn hạt mịn và hàn với mật độ thấp và điện áp thấp so với bỡnh thường.
- Sau khi hàn xong đường hàn thứ nhất làm sạch kim loại bắn toé, để nhiệt độ phôi không lớn hơn 2500C rồi mới hàn tiếp.
- Chú ý cuối đường hàn cần điền đầy vết lõm của hồ quang để kích thước mặt phẳng phôi không bị thu hẹp dần và tránh khuyết tật xuất hiện vết nứt ở vết lõm.
- Khi hàn đắp nhiều lớp, lớp sau vuông góc với lớp hàn trước.
Chú ý: - Nếu diện tích bề mặt nung nóng lớn, số lần nung nóng nhiều thì vật đắp dễ bị biến dạng, thậm chí có thể làm cong vênh, nứt vật đắp gây hư hỏng nặng. Do vậy cần phân bố đường hàn đắp thích hợp để nhiệt độ trên bề mặt vật đắp tương đối đồng đều.
- Ở đường hàn lấp rãnh thì phải chồng lên hai đường đắp ở hai bên một khoảng b/3
- Đối với đường đắp dài nên dùng phương pháp phân đoạn hay phân đoạn ngược, nhảy cóc, nhảy cóc bước ngược, …. để giảm ứng suất và biến dạng. - Ngoài ra, để giảm ứng suất, biến dạng cho vật đắp, trước khi đắp cần nung nóng sơ bộ từ 200 3000C và sau khi đắp xong nên giữ ở nhiệt độ 600 7000C trong vài giờ rồi làm nguội chậm
- Đường hàn sau ngược chiều với đường hàn trước, hướng của đường hàn lớp sau vuông góc với hướng của đường hàn lớp trước.
3. Trình tự thực hiện