Phương pháp kiểm tra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ (Nghề Công nghệ ô tô) (Trang 33 - 35)

-Bằng phương pháp quan sát để xác định cong và mòn của đũa đẩy.

c, Phương pháp sửa chữa.

-Sửa chữa đũa đẩy: Nếu đũa đẩy bị cong thì nắn lại, nếu đũa đẩy bị mòn quá thì phải hàn đắp rồi gia công lại. Nếu bị nứt, gãy phải thay mới đúng loại.

1.2.2.2. Sửa chữa cần bẩy.

a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Cần bẩy bị mòn đầu tiếp xúc với đuôi xu páp, mòn bạc xoay, nứt gãy và chờn ren đai ốc, vít điều chỉnh khe hở nhiệt.

Trục cần bẩy bị cong, bị nứt các trụ bắt trục cần bẩy.

Do quá trình làm việc chịu ma sát, thiếu dầu bôi trơn, thiếu chăm sóc bảo dưỡng. Do chịu va đập mạnh giữa các chi tiết với nhau.

b, Phương pháp kiểm tra.

Bằng phương pháp quan sát để xác định nứt, gãy, chờn ren của cần bẩy, trục cần bẩy và các vít và đai ốc điều chỉnh.

c, Phương pháp sửa chữa.

- Cần bẩy hay cần mở phải quay trên trục nhẹ nhàng, nhưng khe hở giữa bạc

cần bẩy và trục cần bẩy không được vượt quá 0,15 mm, nếu lớn hơn phải thay bạc mới, sau khi thay bạc mới cần phải chú ý khoan lỗ dầu ở bạc, còn khe hở theo hướng trục thường là 0,02 – 0,06 mm, nếu lớn hơn thì phải thay vòng đệm khác.

- Trường hợp đầu cần bẩy tiếp xúc với đuôi xu páp bị mòn quá nhiều, nếu đường gân của nó có thể chạm vào đế lò xo làm cho móng hãm lò xo xu páp tuột ra ngoài, thì phải dũa cho đường gân thấp xuống để đảm bảo khe hở từ 1 – 1,5 mm giữa cần bẩy và đế lò xo, nếu không làm như vậy xu páp sẽ rơi vào xi lanh làm hỏng động cơ. Nếu độ mòn quá 0,5 mm và không phẳng thì phải hàn đắp và dũa phẳng.

- Cần bẩy bị nứt có thể hàn đắp, dũa phẳng, nếu bị gãy phải thay.

- Mặt cầu của vít điều chỉnh khe hở xu páp tiếp xúc với đũa đẩy bị mòn đầu xẻ rãnh và ren bị hỏng thì phải thay vít mới hoặc dùng giấy nhám mịn để đánh lại mặt cầu ở vít điều chỉnh

- Trục cần bẩy bị cong quá 0,1 mm phải nắn nguội bằng tay.

- Trục cần bẩy bị mòn quá 0,04 mm tiến hành hàn đắp và tiện láng đến kích thước ban đầu. Mòn thành gờ thì phải thay mới

- Trụ lắp trục cần bẩy bị nứt vỡ tiến hành hàn đắp và dũa phẳng.

Sau khi sửa chữa, khi lắp ghép cần bẩy phải đảm bảo tiếp xúc đều và chính diện với đuôi xu páp. Trường hợp này có thể kiểm tra bằng cách dùng phấn bôi vào mặt tiếp xúc của đầu cần bẩy.

34

1.2.3.1. Sửa chữa trục cam.

Trục cam hay trục phối khí được chế tạo bằng thép các bon hay thép hợp kim, được gia công nhiệt luyện và mài bóng, điều kiện bôi trơn tương đối tốt nên mòn chậm. Do đó, chỉ 2 - 3 lần sửa chữa lớn mới mài lại trục cam.

- Mặt cam không được mòn quá 0,5 - 0,8 mm, nếu mòn quá trị số này thì phải mài láng trên máy mài hoặc máy tiện chuyên dùng. Trường hợp, mặt cam bị mòn quá mà chiều dày lớp thấm than hay các bon chỉ còn nhỏ hơn 0,6 mm thì có thể hàn đắp bằng que hàn hợp kim đặc biệt rồi mài theo kích thước quy định. Khi cần thiết phải thay trục cam mới.

- Trục cam bị cong không quá 0,025 mm, nếu vượt quá giá trị đó có thể nắn lại bằng cách ép nguội để khỏi làm ảnh hưởng đến thời gian phối khí và độ mở của xu páp cũng như sự mài mòn cổ trục và bạc lót.

- Khi khe hở lắp ghép giữa cổ trục cam và bạc lót lớn hơn 0,2 mm thì phải thay bạc mới. Độ dôi lắp ghép giữa bạc lót và gối đỡ thường bằng 0,01 - 0,08 mm.

Hình 3- 25. Kiểm tra độ dịch dọc của trục cam

Để thay thế bạc lót trục cam bị mòn hoặc hư hỏng, bằng cách sử dụng một dụng cụ lắp bạc bằng ren (hình 3- 26) hay một đầu đóng (hình 3- 27) Sau khi lắp bạc vào gối đỡ trục cam, yêu cầu các lỗ dầu trong bạc phải trùng với các lỗ dầu trong nắp máy hoặc thân máy và cần phải kiểm tra độ dịch dọc của trục cam bằng căn lá hoặc đồng hồ đo (hình 3- 25).

35

Hình 3- 26. Thay bạc lót trục cam bằng cảo

Hình 3- 27. Thay bạc lót trục cam bằng một đầu đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3.2.Sửa chữa con đội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ (Nghề Công nghệ ô tô) (Trang 33 - 35)