III. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp
6. Đầu tư hàng tồn trữ
- Nguyên liệu sản xuất chính của Masan Consumer là những nguyên liệu thực phẩm và bao bì đóng gói. Các nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất bao gồm bột mì, dầu ăn, cà phê, đường, nước mắm cốt, cá cơm, thịt tươi, rau củ quả tươi, rau củ sấy khô, đậu nành, nước khoáng, các hương liệu và các loại gia vị khác nhau. Ngoài ra, các vật liệu đóng gói như chai nhựa, thủy tinh, thùng carton, nhãn
giấy, tô/cốc giấy, túi nhựa cũng là các thành phần quan trọng trong sản xuất sản phẩm. Masan luôn chú trọng đầu tư cho các nguyên liệu tồn kho đảm bảo chất lượng từ khâu thu hoạch đến vận chuyển và sản xuất.
- Nửa đầu năm 2018, Masan Consumer đã hoàn tất chiến lược giảm tồn kho và dồn sức đầu tư vào thương hiệu và phát kiến mới. Mức tồn kho tại các nhà phân phối trên cả nước chỉ là khoảng 15 ngày tính đến cuối tháng 6/2018, so với giai đoạn đỉnh lên đến 80 ngày vào cuối tháng 12/2016 (chỉ còn 122 tỷ đồng trong quý 1/2018).
- Năm 2017: Masan Consumer cho biết 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần mảng thực phẩm và đồ uống giảm 6% xuống 5.462 tỷ đồng do công ty đang trong giai đoạn thay đổi chính sách kinh doanh, nhằm tăng tỷ lệ hàng bán đến người tiêu dùng và giảm hàng tồn kho tại nhà phân phối. Những ngành hàng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi quyết định này bao gồm gia vị, thực phẩm tiện lợi và cà phê hoà tan.
- Báo cáo tài chính tính đến 31/12/2020 cho biết:
• Giá trị hàng tồn kho: 1.873.240.612.964
• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 31.613.801.268
- 24/7/2020. sau khi bộ Y Tế công bố ca nhiễm Covid-19 thứ 416 tại Việt Nam. 100% siêu thị và cửa hàng VinMart/VinMart+ đảm bảo đủ số lượng hàng hóa thiết yếu đã cam kết với địa phương, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Đặc biệt, với danh mục hàng hóa thiết yếu gạo, mỳ omachi, rau sạch VinEco, thịt sạch MEATdeli, nước mắm, nước tương Chin-su, nước tinh khiết Vivant,..., Vincommerce nói riêng và Tập đoàn Masan nói chung cam kết không tăng giá bán, luôn sẵn có tại mỗi cửa hàng.