III. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp
7. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
Khoảng 25 năm trước tại Việt Nam, Masan chỉ tập chung vào thức ăn gia vị, sau đó doanh nghiệp nhìn thấy nhiều tiềm năng khác như hàng tiêu dùng nhanh nên phát triển thêm ngành thức ăn gia vị mì, thức uống... Masan đã
phát triển mở rộng theo chiều ngang với những mặt hàng khác nhau dựa vào khả năng đánh giá và tín hiệu của thị trường. Còn theo chiều dọc, chiến lược của Masan là phục vụ khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.
Masan được coi là “đế chế hàng tiêu dùng” sau khi thực hiện các thương vụ mua lại và sáp nhập các thương hiệu hàng đầu.
• Thị trường nước giải khát:
Bước chân đầu tiên trên con đường M&A của Masan là thâm nhập
vào thị trường nước giải khát thông qua việc mua chi phối 50,3% cổ
phần Vinacafe vào năm 2011. Sau đó tỷ lệ được tăng lên 53,2% vào năm 2012. Tổng giá trị đầu tư của thương vụ này là 58 triệu USD. Không chỉ giúp VCF duy trì bản sắc cà phê Việt Nam, MCH còn đầu tư vào công nghệ để VCF mang đến những sản phẩm từ cà phê mang tính đột phá. Hậu M&A, doanh thu thuần của VCF đã tăng lên từ 1.586 tỉ đồng năm 2011 lên 3.249 tỉ đồng năm 2017, và biên lợi nhuận gộp cũng tăng gấp đôi trong cùng thời kỳ.
Những thương vụ này đã tạo ra giá trị cộng hưởng lớn cho Tập đoàn trên con đường vươn tới hình thành một đế chế hàng tiêu dùng. Cụ thể, sau khi mua lại Vinacafe Biên Hòa, Masan giới thiệu Wake Up và Kachi, nhãn hiệu hợp tác đầu tiên giữa hai bên. Mạng lưới phân phối của Vinacafe hợp nhất với ngành hàng tiêu dùng của Masan sau khi được mua lại. Hệ thống này đã tăng từ 32 nhà phân phối và 93 đại lý kinh doanh lên 180 nhà phân phối và đến 176.000 điểm bán hàng. Vinacafe cũng áp dụng chính sách thu tiền trước khi giao hàng giống như những điều khoản hiện hành đối với các sản phẩm của Masan giúp cải thiện vốn lưu động
Các bước đi ngày một rõ rệt hơn khi hồi đầu năm 2013, Masan tiếp tục tiến sâu hơn vào ngành giải khát khi mua 24,9% cổ phần của nước khoáng Vĩnh Hảo. Đến tháng 3 thì Masan mua thêm cổ phần và tăng tỷ lệ sở hữu lên 63,5%. Theo tiết lộ của Tập đoàn, giá trị của thương vụ này vào khoảng 21 triệu USD.
Vào tháng 11/2015, MCH tiếp tục mở rộng ngành nước khoáng khi Công ty TNHH Một Thành viên Masan Beverage - một công ty con của MCH, mua lại 65% cổ phần Công ty Nước khoáng và Thương mại Dịch vụ Quảng Ninh - nổi tiếng với thương hiệu nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh và Faith. Hậu M&A, công ty này đã đạt doanh thu ước tính gần 370 tỉ đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2010.
• Chuỗi cung ứng trong nông nghiệp
Trước đó, Masan mở rộng sang chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông
nghiệp vào năm 2011 khi mua 40% cổ phần của Công ty cổ phần sản
xuất thức ăn gia súc Việt Pháp (Proconco), với giá trị đầu tư là 94 triệu USD. Đây là doanh nghiệp lớn thứ hai trong ngành thức ăn chăn nuôi, giữ khoảng 10% thị phần trên cả nước.
• Khai khoáng - Masan High-Tech Materials
Cùng với ngành hàng tiêu dùng, vào năm 2010, Masan đã mua dự án mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) và lấn sân vào lĩnh vực khai khoáng. Theo lãnh đạo Masan, đây là giao dịch phi tiền mặt. Sau 3 năm, hồi tháng 5 vừa qua, Masan mới bắt đầu sản xuất thương mại tại Núi Pháo. Do đó, các chuyên gia cho rằng, chưa thể đánh giá sự thành bại của thương vụ này vì ngành khai khoáng đòi hỏi thời gian dài hơi hơn để thấy hiệu quả.
CTCP Masan High-Tech Materials công bố đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Corporation (MMC), hướng đến mục tiêu phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao hàng đầu.
Theo đó, MMC đã mua 109.915.542 cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD. Qua đó, MMC nắm giữ 10% vốn cổ phần pha loãng và trở thành là cổ đông lớn thứ hai của MSR.
Tháng 6-2020, Masan High-Tech Materials đã công bố hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck. Giao dịch
là bước đi chiến lược trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt hàng đầu thế giới.
• Mảng kinh doanh thịt - Masan MEATLife
Công ty Masan MEATLife (MML) cũng vừa hoàn tất góp vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% Công ty 3F VIỆT, chính thức mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm. Theo đánh giá của MML, thịt gia cầm đóng vai trò quan trọng thứ hai trong bữa ăn của gia đình Việt. Những hạn chế của thị trường này cũng tương tự như đối với thị trường thịt heo: năng suất thấp, chất lượng, thiếu sản phẩm mới và đột phá… Trong bối cảnh đó, 3F VIỆT được chú ý với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà.
• Mảng chăm sóc cá nhân và gia đình
Ngày 24/12/2019, Masan Consumer đề nghị chào mua công khai cổ phần Công ty Cổ phần Bột giặt Net, chính thức “lấn sân” mảng Chăm sóc cá nhân & gia đình.
Tháng 2/2020, Masan HPC - một công ty thành viên do Masan sở hữu 100% vốn - đã mua thành công 52% cổ phần của Công ty cổ phần bột giặt Net (NETCO), chính thức lấn sân sang mảng chăm sóc cá nhân & gia đình - thị trường có giá trị khoảng 3,1 tỷ USD. Sau khi thuộc về Masan, NETCO ghi nhận kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng vượt bậc. 9 tháng đầu năm 2020 tổng doanh thu đạt 1.109 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng.
• Hàng tiêu dùng bán lẻ
3/12/2019, Tập đoàn Masan và Vingroup đã thỏa thuận sáp nhập Công ty VinCommerce, VinEco và Masan Consumer Holdings để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - bán lẻ có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam.
Tập đoàn đã hợp tác cùng VinGroup để phát triển chuỗi VinMart, VinMart+: là một trong những chuỗi bán lẻ lớn của Việt Nam. Đến nay, 90% giá trị bán lẻ đều thông qua mua bán kỹ thuật số, thương mại, khoảng 10% còn lại cũng ngày càng phát triển mạnh hơn về thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi nhiều hoạt động đổi mới để gia tăng tỷ lệ bán lẻ, chuyển từ mua bán truyền thống sang online.
Pháp nhân hợp nhất sẽ do Masan nắm quyền điều hành với tỷ lệ sở hữu 70% và phía Vingroup nắm giữ quyền chọn mua 30% cổ phần còn lại.
• Chuỗi cung cấp dịch vụ tài chính
Tập đoàn Masan đã và đang xây dựng một đế chế bán lẻ dựa trên Vincommerce với Techcombank là nhà cung cấp dịch vụ tài chính, VDSC cho rằng rằng điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường của Techcombank và bổ sung hệ sinh thái hiện tại.
Masan đã chi 17.000 tỷ, trở thành cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 15% cổ phầm của Techcombank. Các công ty con, công ty liên kết của Masan, các cổ đông và bên liên quan của lãnh đạo chủ chốt cũng có nhiều giao dịch lớn với Techcombank, gồm gửi tiền, vay nợ… Để vay được cả chục nghìn tỷ như vậy, Masan đã thế chấp cho các ngân hàng nhiều tài sản, như: hàng tồn kho, các khoản phải thu khách hàng, tài sản cố định, khoản tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu…
• Công ty One Mount Group - cái bắt tay của 3 tập đoàn Vingroup, Techcombank, Masan
Công ty Cổ phần One Mount Group thành lập 19/9/019 với vốn điều lệ 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 51,22% vốn thành lập. Mặc dù trong báo cáo không có mục đầu tư vào công ty nhưng Masan được cho rằng đã góp vốn dưới tên cá nhân hoặc thông qua bên liên quan.
Vai trò chính của One Mount Group không được công bố cụ thể còn trên đăng ký kinh doanh, công ty này đăng ký một ngành nghề hoạt động chính là “Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa” nhưng trừ hoạt động đấu giá hàng hóa.
• Đánh giá của các chuyên gia:
Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập doanh nghiệp, Giáo sư Nigel Denscombe – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Denscombe tại Tokyo và New York, cho rằng,
“Masan là một trong những doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng ấn tượng với đóng góp của M&A. Kể từ khi niêm yết năm 2009, vốn hóa của doanh nghiệp này đã tăng hơn 4 lần, song song với 4 thương vụ mua bán, sáp nhập lớn.”
Nhóm chuyên gia Vietnam M&A Forum đúc kết công thức thành công của Masan trong thời gian qua là “nguồn lực vốn quốc tế cộng
chất xám bản địa và quản trị hiện đại”. Trong đó, họ nhấn mạnh vai trò của yếu tố đầu tiên là “nguồn lực quốc tế” vì qua các thương vụ này Masan đã xây dựng được quan hệ hợp tác với một loạt đối tác nước ngoài như TPG, BankInvest, KKR, R.F. Chandler và Mount Kellett… Masan cũng thừa nhận những mối hợp tác này đã giúp Tập đoàn có được nguồn vốn làm đòn bẩy cho tăng trưởng.