4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.2 Một số giải pháp khác hoàn thiện pháp luật
- Kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Tòa, đặc biệt là thẩm phán Trong những năm qua, cán bộ Tòa án ngày càng được nâng cao về chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử thì đội ngũ thẩm phán, thư ký và cán bộ nghiệp vụ còn thiếu nâng lực và kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa đồng đều. Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ xét xử các vụ việc về hôn nhân gia đình, đặc biệt là vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng để các thẩm phán trao đổi kinh nghiệm, học tập nâng cao kỹ năng xét xử, TANDTC định kỳ ban hành các tập hợp án điển hình về các vụ án liên quan đến chế định chia tài sản chung của vợ chồng để nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức trong ngành nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng.
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…trong công tác giải quyết các vụ án HN&GĐ. Cần có có biện pháp tác động đến các đoàn thể như: tổ chức các chương trình, ban hành các chính sách, quy định để đoàn thể tham gia tích cực trong việc bảo vệ quan hệ gia đình tại địa phương.
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và giải thích pháp luật Cần đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của vợ chồng về quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng như quy định pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, hình thức, thủ tục thực hiện giao dịch, quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản. Cần phải tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật nhất là HN&GĐ đến từng hộ gia đình, từng thành viên trong gia đình để giúp cho người dân định hướng được hành vi của mình phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc tuyên truyền thì việc giải thích về pháp luật là điều cần thiết bởi vì không phải mọi người dân đều được và hiểu đúng theo quy định của pháp luật. Để pháp luật hiểu đúng và thống nhất thì cần có nhiều biện pháp để giải thích trực tiếp như là đặt ra các văn phòng tiếp dân hay gián tiếp qua điện thoại, báo, đài từ dó làm cho mọi người hiểu đúng và hiểu đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình
Nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời thì trong công tác xét xử các vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ, chồng, Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu liên quan đến công tác giải quyết vụ án nhằm đảm bảo công tác phối hợp xử lý trong từng vụ án việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đạt được kết quả tốt nhất.
- Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử và thống nhất áp dụng pháp luật
Tổng kết, rút kinh nghiệm đưa ra hướng giải quyết đúng đắn, thống nhất là vấn đề cần thiết cho việc xét xử. Thường xuyên tổng kết, cập nhật số liệu về tình hình thực hiện đăng ký tài sản chung của vợ chồng để rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng triển khai thực hiện quy định pháp luật hiệu quả hơn. Để đảm bảo pháp luật được áp dụng thống nhất, Tòa phải tổng kết lại, xem xét lại quá trình xét xử trong cơ quan, trong nhiều cấp xét xử và trong toàn ngành để đưa ra hướng giải quyết thống nhất và đúng đắn trong quá trình giải quyết.
KẾT LUẬN
Việc quy định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam đã trải quá quá trình lập pháp, ngày càng có sự thay đổi và những bước tiến rõ rệt. Các quy định ngày càng hoàn thiện phù hợp hơn với cuộc sống. Luật HN&GĐ hiện nay cũng có nhiều quy định về một số trường hợp cụ thể về việc chia tài sản chung để thuận tiện cho việc áp dụng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng là việc quy định pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong luật HN&GĐ Việt Nam đã hoàn thiện, vẫn còn rất nhiều những thiếu xót, quy định chưa được rõ ràng, cần được bổ sung hoàn thiện để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật này. Tất nhiên, mỗi vụ việc có những tính chất riêng của nó không thể đồng nhất, áp dụng những quy định pháp luật một cách cứng nhắc, tuỳ vào các trường hợp mà giải quyết cho linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình xử lý các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là điều rất quan trọng.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những quy định được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn, rút kinh nghiệm từ những thực tế, khá là tiến bộ, đồng bộ với những hướng dẫn và các luật chuyên ngành khác có liên quan cũng như đối với quá trình hội nhập quốc tế. Song thực tế, luôn đòi hỏi pháp luật cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được mục tiêu, xây dựng một hệ thống pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đời sống, hạn chế khó khăn hướng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)Báo cáo kết quả công tác cuối năm năm 2018 của TAND tỉnh Ninh Thuận
(2)Báo cáo kết quả công tác cuối năm năm 2019 của TAND tỉnh Ninh Thuận
(3)Báo cáo kết quả công tác cuối năm năm 2020 của TAND tỉnh Ninh Thuận
(4)Báo cáo số liệu án HN&GĐ năm 2020 của TAND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
(5)Bộ luật dân sự 2015
(6)Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (7)Luật Hôn nhân và gia đình 2014
(8)Nghị định 126/2014/nđ-cp hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình
(9)Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định về pháp luật hôn nhân và gia đình
(10) Giáo trình Luật Dân sự 1, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2014, tr. 141, 142
(11) Giáo trình Luật HN&GĐ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
(12) Nguyễn Thị Chi, Bình luận Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động
(13) Viện ngôn ngữ học ( 2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội
(14) Nguyễn Ngọc Điện, nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự
(15) Trần Thị Thúy An( 2018), Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quãng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ luật học, học viện khoa học xã hội,
https://123doc.net//document/4966674-phan-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon-theo- luat-hon-nhan-va-gia-dinh-nam-2014-tu-thuc-tien-huyen-ba-to-tinh-quang-ngai-luan-van-thac- si.htm
(16) Nguyễn Thị Hạnh(2012), “ Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”,Luận văn thạc sĩ – Luật dân sự
(17) Nguyễn Thị Lan( 2017), “ Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội” , Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội,
https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-sau- ly-hon-tai-ha-noi
(18) Đinh Thị Minh Mẫn (2014), “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, https://123doc.net//document/3020170-giai-quyet-tranh- chap-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon-luan-van-ths-luat.htm (19) Các trang mạng điện tử khác: https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-cua-vo- chong-khi-ly-hon https://nhanlamluanvan.com/luan-van-ve-giai-quyet-tranh-chap-ve-chia-tai-san-chung- cua-vo-chong-khi-ly-hon/. https://123doc.net//document/4381684-tieu-luan-y-nghia-khai-niem-tai-san.htm https://luatvietan.vn/xac-dinh-tai-san-chung-tai-san-rieng-cua-vo-chong.html3 https://luatvietan.vn/chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan.html https://luathungson.vn/chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-mot-ben-chet.html https://lawkey.vn/nguyen-tac-phan-chia-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon/ https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/tieu-luan-hau-qua-phap-ly-cua-viec-chia-tai-san- chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ki-hon-nhan-va-mot-so-giai-phap-hoan-thien-phap-luat- ve-van-de-nay-9478/ https://luathuythanh.vn/vn/hoi-dap/chia-quyen-su-dung-dat-cua-vo-chong-sau-khi-ly- hon/94c2961-html https://luathungbach.com/chia-quyen-su-dung-dat-cua-vo-chong-khi-ly-hon.html https://luathungbach.com/quyen-luu-cu-cua-vo-hoac-chong-sau-khi-ly-hon.html