Biện pháp Giáo dục kỹ năng tự lập trong các hoạt động khác 1 Trong các hoạt động ngoại khóa.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi trong trường mầm non (Trang 25 - 27)

khác. 7.1. Trong các hoạt động ngoại khóa.

Bên cạnh tất cả các hoạt động trong ngày, thì hoạt động ngoại khóa cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Bởi hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ có cơ hội khẳng định và thể hiện bản thân, giúp trẻ phần nào nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Ví dụ 1: Tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan di tích lịch sử trên địa bàn xã, khi tới nơi, có một số trẻ cũng nói chuyện, xô đẩy vì ai cũng muốn lên trước,

nhưng bên cạnh đó một số nhiều bạn lại giữ trật tự, và có thái độ rất trang nghiêm làm cho những bạn khác cũng làm theo.

Ví dụ 2: Tôi lên kế hoạch thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động giao lưu với các lớp không chỉ cùng độ tuổi mà còn khác độ tuổi. Qua đó giáo dục cho trẻ khả năng tự tin và chủ động trong hành vi của mình.

(Hình ảnh: Cô và trò cùng đi giao lưu với lớp MGL)

Để thấy được rằng việc cho trẻ đi thực hành ngoại khóa là rất bổ ích. Trẻ được học hỏi, được giao lưu và có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.

7.2. Động viên khen ngợi việc làm của trẻ:

Để việc khen ngợi, động viên trẻ đạt được kết quả cao hơn, tôi thiết nghĩ cần phải được khen ngợi bằng nhiều hình thức khác nhau.

* Khen ngợi thông qua lời nói: Việc khen ngợi cần được xem như một hành động công nhận trẻ đã hoàn thành một công việc nào đó, ở bất cứ một mức độ nào (Sơ sài, bình thường hay hoàn chỉnh). Chính vì vậy cần đưa ra lời khen ngợi bằng sự nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế khen ngợi quá mức với những việc đơn giản, điều đó sẽ làm tác dụng của việc khen ngợi bị đảo ngược lại.

Ví dụ: Lớp tôi có một số bạn rất thích được xếp cất ba lô, giày dép, gối… vào đúng nơi quy định. Tôi đã luôn khen ngợi trẻ trực tiếp một cách tích cực nhưng không quá nâng cao trẻ như: Cảm ơn con vì đã lau bàn giúp cô. Lớp sạch sẽ hơn là nhờ con vứt rác đúng nơi quy định đấy. Bàn ghế sạch sẽ hơn là nhờ nhóm các con hôm nay trực nhật đấy. Tủ gối của cô hôm nay rất gọn gàng, các con rất giỏi…

* Khen ngợi thông qua hành động: Một đứa trẻ khi được khen sẽ rất thích thú và làm tăng khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ phấn khích hơn trong

những hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên nếu chỉ khen ngợi bằng lời mãi thì có lẽ hiệu quả đạt được sẽ không cao. Mà khen ngợi bằng hành động sẽ làm cho trẻ tích cực hơn nhiều.

Ví dụ 1: Trẻ mẫu giáo nói chung và ở độ tuổi mẫu giáo bé nói riêng đều rất thích chơi với đồ chơi ngoài trời. Và trẻ lớp tôi cũng vậy, nên trước các hoạt động tôi thường khích lệ trẻ như: Hôm nay chúng mình học vẽ những bông hoa, các con hãy vẽ thật đẹp, tô màu không bị trờm ra ngoài, cầm bút tay phải và ngồi ngay ngắn, bạn nào vẽ giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình đi chơi cầu trượt.

Nâng cao sự hứng khởi cho trẻ, giúp trẻ có thêm động lực trong mọi hoạt động. Thì việc cắm cờ, nêu gương bé ngoan sau mỗi một ngày là hoạt động vô cùng cần thiết. Nó giúp trẻ nhận ra mình đã làm được gì, đã ngoan hay chưa và có thêm trách nhiệm với việc mình đã làm. Từ đó tính tự lập của trẻ cũng phát triển hơn bởi trẻ nghĩ mình cố gắng làm thật tốt để cô và các bạn khen.

Ví dụ 2: Lớp tôi có bạn chỉ đạt mức trung bình trong hầu hết trong mọi hoạt động. Tôi luôn giao việc trực tiếp cho trẻ và sau mỗi lần trẻ làm được hay không làm được tôi đều dành những lời khen cho những hành động đó. Nhưng không chỉ là khen với riêng trẻ mà tôi còn tuyên dương trẻ trước tập thể lớp như: Hôm nay bạn ấy rất giỏi đã hoàn thành nhiệm vụ cô giao rất tốt, bạn ấy rất đáng khen.

(Hình ảnh: Cô tuyên dương trẻ trước tập thể lớp.)

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi trong trường mầm non (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w