KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi trong trường mầm non (Trang 27 - 32)

Qua thực tế áp dụng các biện pháp trong việc giáo dục tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thì sự bướng bỉnh, khó chiều của trẻ lên 3 cùng với việc trẻ

luôn ỷ lại, không tự lập tự chủ với tôi và đồng nghiệp không còn là nỗi lo lắng nữa.

1.Đối với giáo viên:

Giáo viên có kế hoạch cụ thể để tổ chức, rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ. Giáo viên có thêm tài liệu, biện pháp trong việc giáo dục trẻ kỹ năng tự lập. Giáo viên tự tin khi thực hiện.

Nâng cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

2.Đối với trẻ:

Trẻ có thêm tự tin vào khả năng của bản thân.

Trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn trước trong mọi hành vi, hành động của mình. Trẻ không còn ỷ lại vào người lớn, hiểu và biết rằng tự làm những việc tự phục vụ bản thân, tự lập là một điều đáng khen.

Biết phối hợp với bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ người khác. Sau khi thực hiện đề tài tôi đã có kết quả như sau:

Nội dung Biết tự cất, lấy đồ dùng khi đến lớp và ra về Biết tự cầm xúc ăn cơm Biết tự lấy cốc uống và cất đúng nơi quy định Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định Biết tự rửa với xà phòng Biết bỏ rác thùng quy định Biết tự cởi, quần áo

dép

Biết tự xúc miệng

bằng nước

sau khi ăn

Biết tự chào

người lớn tuổi

Biết giúp

khi được yêu cầu

Biết tự đi

xuống cầu thang

Biết tự gấp khăn mình Trẻ tự tin làm một số việc Biết gọi giúp đỡ khi cần

3.Đối với phụ huynh

Thêm hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ từ nhỏ.

Quan tâm hơn tới chương trình và hoàn toàn ủng hộ giáo viên thực hiên. Thêm tôn trọng giáo viên, đề cao hơn cấp học mầm non từ đó cho trẻ đi học đúng giờ, đều đặn hơn.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊI. KẾT LUẬN: I. KẾT LUẬN:

Giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo bé nói riêng là vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Mỗi giáo viên chúng ta cần có kế hạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho mọi hoạt động trong ngày. Từ đó mỗi một hoạt động lại cung cấp cho trẻ những trải nghiệm khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giáo dục kỹ năng tụ lập, tự phục vụ cho trẻ.

Tính tự lập, tự phục vụ là một đức tính rất cần thiết cho trẻ vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy những tiềm năng ẩn giấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt cha mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Đơn cử như khi trẻ chơi trong góc phân vai, đó là một xã hội được thu nhỏ, mà hàng ngày trẻ đã tái hiện lại và đây chính là một cơ hội lớn cho tất cả chúng ta có cơ hội để giáo dục cho trẻ kỹ năng tự lập thông qua các vai chơi.

Từ nhiều khía cạnh khác nhau tôi nghĩ rằng: Điều kiện cần và đủ cho việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ đó là: Hiểu - rèn luyện - tin tưởng – động viên khen ngợi và giám sát. Có như vậy mới giúp trẻ có kỹ năng tốt, đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ, để giúp trẻ chở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.

Do đó việc giáo dục tính kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là vấn đề rất quan trọng và cầp thiết, giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. Tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra được bài học kinh nghiêm cho mình:

Muốn có một kết quả như mong đợi đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp phải phù hợp với lứa tuổi, hình thức tổ chức cần phải linh hoạt nhằm thu hút trẻ.

Một số điều cần làm:

Tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tránh làm thay, làm giúp cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ được chủ động, tăng phần trách nhiệm và tự tin trong giao tiếp.

Cô giáo luôn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt về mặt tinh thần, cô cần kiên nhẫn, tránh nóng vội, không sợ mất thời gian, phải mạnh dạn , tự tin, dám nghĩ dám làm khắc phục khó khăn để hoàn thành ý tưởng..

Bản thân mỗi một giáo viên cần nắm được khả năng nhận thức và tâm lý riêng của từng trẻ, dành thời gian gần trẻ, tạo được môi trường thân thiện đối với trẻ.

Luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên, cần giáo dục một cách liền mạch, không ngắt quãng, cũng như luôn phân công công việc rõ ràng cho trẻ và luôn duy trì những thói quen tốt.

Thật nhạy bén để nắm bắt được mọi hành vi của trẻ, phát huy những điểm mạnh và thói quen tốt của trẻ, đẩy lùi thói quen chưa tốt.

Luôn phải tạo được niềm tin đối với trẻ và đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.

Tôn trọng trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi hình thức giáo dục. Luôn khuyến khích trẻ tự do sáng tạo, thể hiện bản thân trong mọi hoạt động.

Một số điều cần tránh:

Không hạ thấp trẻ, chế giễu, chê cười. Không dọa nạt, quát mắng làm ảnh hưởng tới thể chất cũng như tinh thần trẻ.

Không thất hứa, nói dối và cũng không bắt trẻ phải hứa hẹn vì nếu khi trẻ không làm được như lời hứa thì lại làm cho trẻ chán nản, cảm giác tội lỗi và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.

Không bao bọc trẻ, làm thay làm giúp, không yêu cầu trẻ làm gì quá với sức của mình.

Tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi trong trường mầm non (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w