Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu)

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề Cơ điện nông thôn) (Trang 40 - 42)

- Do lỏng vòng bi trục cầu sau 3.2 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng

b. Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu)

- Hư hỏng bánh răng bị động: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng, vênh vànhrăng. -Kiểm tra: dùng dây chì, đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của vành bánh răng và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.

- Bánh răng bị nứt, mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị sứt mẻ phải được thay mới. - Bánh răng bị nứt, mòn rỗ nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng banđầu.

- Vành răng bị vênh bề mặt bên có thể gia công mài hết vênh.

Hình 6.4. Kiểm tra bánh răng bị động

a) Kiểm tra khehở bên b) Kiểm tra độ vênh

3.5.1. Vỏ, nắp, các bánh răng và trụcc. Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính) c. Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính)

- Hư hỏng chính của vỏ truyền lực chính: nứt, mòn các lỗ và phần trục lắp ổ bi, chờn hỏng các ren và đai ốc hãm ổ bi côn.

- Kiểm tra: dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ, trục so với tiêu chuẩn kỹ thuật ( không lớn hơn 0,02 mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ truyền lực chính.

- Sửa chữa

+ Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định, các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và gia công lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới.

+ Mòn phần lắp ổ bi và chờn hỏng ren có thể hàn đắp gia công lại đường kính và ren. + Bề mặt của vỏ (loại rời) bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh.

3.5.2. Lắp và điều chỉnh

Kiểm tra bộ vi sai khi vận hành

- Khi vận hành ô tô váo đường vòng chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm truyền lực chính, nếu có tiếng hú khác thường và ồn cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

- Khi gài khoá vi sai và vận hành, kiểm tra cơ cấu khoá vi sai có tác dụng hoạt động

Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên của các bánhrăng

Dùng căn lá đúng khe hở tiêu chuẩn ( = 0,05 - 0,2 mm) để kiểm tra.

- Điều chỉnh: Nếu khe hở không đúng tiêu chuẩn cần thay đổi các vòng đệm để đạt khe hở yêu cầu.

BÀI 6: BÁN TRỤC MÁY KÉO BÁNH LỐP

* Mục tiêu:

- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bán trục máy kéo bánh lốp;

- Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bán trục máy kéo bánh lốp;

- Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng của bán trục máy kéo bánh lốp;

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bán trục máy kéo bánh lốp đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.

* Nội dung:

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề Cơ điện nông thôn) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)