Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu tại công ty

Một phần của tài liệu Công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và công nợ phải thu trong doanh nghiệp (Trang 39 - 40)

tại công ty Cổ phần phần kinh doanh Tổng hợp Đô Lương

Qua thời gian thực tập tại công ty được tiếp cận với tình hình hoạt động thực tế. Tuy thời gian không nhiều để có thể tìm hiểu hết mọi vấn đề xảy ra trong Công ty về công tác kế toán. Song dưới sự hướng dẫn tận tình, sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị phòng kế toán em đã cố gắng đi sâu vào tìm hiểu công tác “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu”. Từ kết quả thực tập kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em xin có một số ý kiến sau:

a) Ưu điểm:

Hoà mình cùng với sự phát triển đất nước trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng nhanh chóng bền vững và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với chất lượng và giá cả phù hợp là mục tiêu lớn nhất của công ty. Hệ thống quản lý nói chung và bộ phận kế toán nói riêng đã không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh bắt kịp với những biến đổi nhanh chóng của thị trường cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ có trình độ cao, kinh nghiệm quản lý giỏi. Vì thế công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển.

Cùng với sự phát triển của công ty bộ phận kế toán thành công cụ đắc lực giúp cho ban giám đốc của công ty ra quyết định kịp thời, đặc biệt là bộ phận kế toán phụ trách tiêu thụ hàng hoá phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là đa dạng nhiều sản phẩm và quản lý nhiều của hàng siêu thị nên công ty cần phải tổ chức khoa học hợp lý để hạch toán thuận lợi dễ theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời. Bộ phận kế toán đã thực hiện tốt chức năng của mình bằng cách ghi chép đầy đủ tình hình tiêu thụ hàng hóa về số lượng chủng loại, những khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu đảm bảo số liệu được phản ánh trung thực rõ ràng.

Hiện nay Công ty thực hiện tốt chế độ tài chính kế toán và chính sách thuế của Nhà nước, chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng thuộc Bộ tài chính. Công ty đã ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán đã làm cho công việc kế toán giảm nhẹ đi rất nhiều.

Công ty luôn chấp hành tốt các chính sách và chế độ kế toán và thuế của Nhà nước. Công ty sử dụng các chừng từ ban đầu đúng với mẫu biểu do Bộ tài chính ban hành (theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ... các chừng từ đều được ghi đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh theo đúng thời gian, có chữ ký đầy đủ của các bộ phận có liên quan với đúng chế độ kế toán quy định. Điều này rất quan trọng trong việc kiểm tra đối chiếu giữ số liệu thực tế với số liệu trên sổ kế toán và giữa các phòng ban, các bộ phận có sự kết hợp chặt chẽ trong việc hoàn chỉnh chứng từ, nhờ đó tạo điều kiện theo dõi từng bộ phận.

Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) phù hợp với đặc điểm tình hình của công ty hiện nay, đáp ứng yêu cầu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

Phòng kế toán lựa chọn hình thức kế toán là Nhật ký – Chứng từ, các mẫu sổ cái các tài khoản và các sổ kế toán chi tiết. Hệ thống sổ sách được tổ chức khá chặt chẽ, chính xác và đảm bảo tuân thủ theo mẫu, bảng biểu chế độ kế toán cùng với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống kế toán máy. Giúp cho nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ, Công ty rất chú trọng đến chất lượng phục vụ khách hàng kể cả trong bán buôn và bán lẻ để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Công ty thực hiện nhiều phương pháp tiêu thụ khác nhau nhằm tiêu thụ được số lượng hàng hoá tối đa.

b) Hạn chế còn tồn tại

- Chưa áp dụng được kế toán máy trong công tác kế toán nên công ty cần lượng lớn kế toán tốn kém thời gian và chi phí.

- Công ty không theo dõi các khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng, mà trừ ngay trong giá bán.

- Công ty không sử dụng TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” vì không phải khách hàng nào cũng thu hồi được nợ, điều này không đảm bảo an toàn cho công ty.

- Trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hoá thì chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng theo chế độ kế toán là phải tập hợp vào TK 1562 chi phí này sẽ được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ chưa được tiêu thụ. Trong kỳ khi hàng hoá được tiêu thụ chi phú thu mua sẽ được phân bổ cho hàng bán và ghi tăng giá vốn hàng bán. Tuy nhiên chi phí mua hàng của công ty lại không được hạch toán là một khoản chi phí bán hàng mà trừ luôn vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Như vậy, nó được tính vào chi phí của hàng được tiêu thụ mà không phân bổ cho hàng tồn kho. Việc hạch toán như vậy là sai bản chất của chi phí bởi chi phí này phát sinh trong qua trình tiêu thụ mua hàng hoá chứ không phải là một khoản chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và công nợ phải thu trong doanh nghiệp (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w