Phân tích kết quả kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO (Trang 32)

Dựa vào kết quả kiểm nghiệm kết luận dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong mẫu lá Cà na từ đó đưa ra khuyến nghị, giải pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong cây trồng.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả phân tích chung dư lượng thuốc BVTV trong mẫu lá Cà na Code/ Mã mẫu Name/ Tên mẫu Test Parameter/ Chỉ tiêu phân tích Test Method/ Phương pháp Unit/ Đơn vị LOD Result/ Kết quả 43013.19/1 Mẫu lá Cà na

Dư lượng thuốc BVTV gốc Lân hữu cơ AOAC 2007.01 µg/kg - Xem PHỤ LỤC: 43013.19/1 Bảng 3.2. Báo cáo kết quả phân tích chi tiết dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong mẫu lá Cà na Code/ Mã mẫu Name/ Tên mẫu Test Parameter/ Chỉ tiêu phân tích Test Method/ Phương pháp Unit/ Đơn vị LOD Result/ Kết quả 43013.19/1 Mẫu lá cà na Thionazin AOAC 2007.01 µg/kg 10.00 ND Sulfotep µg/kg 10.00 ND Phorate µg/kg 10.00 ND Dimethoate µg/kg 10.00 ND Diazinon µg/kg 10.00 ND Disulfoton µg/kg 10.00 ND Chlorpyrifos µg/kg 10.00 ND Parathion µg/kg 10.00 ND Parathion Methyl µg/kg 10.00 ND Quinophos µg/kg 10.00 ND Isoprothiolane µg/kg 10.00 ND Chlopyrifos Methyl µg/kg 10.00 ND

Dựa vào kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà Na từ VIỆN KH và CN Mekong, TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM MekongLAB. Cho ta thấy mẫu lá Cà Na thu hái ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, không có tồn dư thuốc

3.2. BÀN LUẬN

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều… Với mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng. Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.

Chính vì những vấn đề trên, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây:

Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng…) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.

Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.

Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau:

Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.

Trong các nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng hiện nay thì nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. Các sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại, góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

Một số sản phẩm tiêu biểu:

Nguồn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. VINEEM 1500 EC – đây là sản phẩm của Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem (Azadirachta indica A. Juss) có chứa hoạt chất Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa, cây cảnh. Loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây Neem còn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake.

Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacciluss Thuringiensis var.) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm BT đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế phẩm BT nhập khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đối với một số sâu hại chính trên đồng ruộng như sâu xanh bướm trắng, sâu xám, sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các loại sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc…

Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có khả năng phòng trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế phẩm Biobac được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm Biosar là sản phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích tính kháng bệnh cháy lá lúa (đạo ôn)

Nguồn gốc nấm: Điều chế từ nấm có sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với hoạt chất Abamectin được phân lập từ quá trình lên men nấm Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các loại sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ

trĩ, bọ phấn; Ngoài ra cũng trong nhóm này Vivadamy, Vanicide, Vali… Có hoạt chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces hygroscopius

var. jingangiesis. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải….

Nguồn gốc virus: Tiêu biểu là nhóm sản phẩm chiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus (NPV). Đây là loại virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho … (https://thuocbvtv.com)

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện đề tài “ Khảo sát dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà na”, đã thu được những kết quả như sau:

Đã khảo sát được đặc điểm, hình thái thực vật của cây Cà na

Xác định được mức dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà na.

4.2. KIẾN NGHỊ

Nếu đề tài này tiếp tực được nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị thực hiện thêm một số nội dung sau:

Tiếp tục khảo sát dư lượng thuốc BVTV nhóm khác trong cây Cà na, hướng đến mục tiêu phân tích đồng thời nhiều nhóm dư lượng thuốc BVTV trong một lần phân tích nhằm rút ngắn thời gian, đạt hiệu quả về kinh tế.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần có cần có biện pháp nâng cao nhận thức của người nông dân về thuốc BVTV và cách sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV đúng cách, tuân thủ sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”:

Đúng thuốc: Chỉ dùng từng loại cho đối tượng phòng trị thích hợp

Đúng lúc: Ngoài việc đúng thuốc, đúng thời điểm xử lý cũng đóng vai trò quan trọng không kém để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.

Đúng cách: Mọi loại thuốc đều có cách dùng khác nhau, nên áp dụng đúng theo hướng dẫn, theo đặc tính của từng loại thuốc.

Đúng liều lượng: Cần áp dụng đúng liều lượng được khuyến cáo, không nên tự ý tăng hoặc giảm vì ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như có tác dụng ngược lại với con người và môi trường.

Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế về nông sản và thực phẩm. Tăng cường quản lý nhà nước về thuốc BVTV, cũng như tuyên truyền, khuyến cáo cho nông dân về thiệt hại do thuốc BVTV gây ra, niêm yết cấm sử dụng các loại thuốc BVTV không nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam… Là những việc cần làm tích cực và quyết liệt hơn nữa trước tình trạng lạm dụng quá nhiều thuốc BVTV như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Hạnh Dung, 2014. Xác định dư lương một số hóa chất bảo vệ thực vật trong dược liệu khô. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Giáo trình Độc chất học.

3. Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

4. Trần Cao Sơn, 2015. Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội.

5. Trần Thị Vinh, 2014. Đánh giá hiện trạng tồn dư các hợp chất Clo hữu cơ và phospho hữu cơ trong môi trường đất ở một số kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và đề xuất biện pháp xử lý. Luận văn Tiến sĩ khoa học. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Văn Chí Linh, 2016. Nghiên cứu thành phần hóa học cao ethyl acetate của vỏ cây Cà Na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) họ côm (Elaeocarpaceae) ở Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Sư phạm Hóa học. Trường Đại học Cần thơ.

7. Trì Kim Ngọc, 2018. Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá Cà Na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz). Luận văn Thạc sĩ Dược học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Website

8. http://baonamdinh.com.vn/channel/5097/201907/bao-dong-tinh-trang-lam-dung- thuoc-bao-ve-thuc-vat-o-nuoc-ta-hien-nay-2531680/index.htm. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.

9. http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/174-5920-kiem-soat-chat-thi-truong-thuoc-bao-ve- thuc-vat.html. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.

10.http://www.exinbiotech.com/tin-t7912c/cach-nhan-biet-o-oc-tren-nhan-thuoc-bvtv. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.

11.http://www.thanhhoaquatestcert.gov.vn/vn/chi-tiet/cach-nhanbiet-do-doc-cua- thuoc-bvtv-qua-bao-bi-1673.aspx. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020

12.http://ycantho.com/qa/showthread.php?t=9937. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.

13.https://baoangiang.com.vn/ngat-ngay-vi-chua-chat-ca-na-dau-mua-a100016.html. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.

14.https://thuocbvtv.com/ung-dung-che-pham-sinh-hoc-phuc-vu-cho-bao-ve-thuc-vat/. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2020.

15.https://www.facebook.com/caygiongcana. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020. 16.https://www.ppd.gov.vn/tin-moi-nhat/thong-tu-so-102019tt-bnnptnt-ban-hanh-

danh-muc-thuoc-bao-ve-thuc-vat-duoc-phep-su-dung-cam-su-dung-tai-viet- nam.html. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.

17.https://www.suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/bai-thuoc-chua-bach- benh-tu-trai-ca-na-19301/. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2020.

18.https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/ca-na. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.

PHỤ LỤC

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên sinh viên: CHIÊM BÍCH TRÂM Lớp: LTTC-ĐH DƯỢC 11D MSSV: 1652720401156

Niên khóa: 2016-2020

Tên tiểu luận: Khảo sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong lá Cà na Xác nhận sinh viên đã tự mình hoàn thành tiểu luận dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2020

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ths. Trì Kim Ngọc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM 1 Họ và Tên: ... Nhận xét: ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM 2 Họ và Tên: ... Nhận xét: ... ... ... ... ... ĐIỂM ĐIỂM Ký tên Ký tên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)