Tình hình sử dụng thuốc BVTV nhóm Phospho ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO (Trang 28)

Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ban hành danh mục II thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam. Thì có một số chất nằm trong nhóm thuốc BVTV bị cấm sử dụng hiện tại bao gồm:

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản Thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ chuột Thuốc trừ cỏ

Bảng 1.3. Phụ lục II danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt nam

TT TÊN CHUNG

(COMMON NAMES)

TÊN THƯƠNG PHẨM (TRADENAMES)

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản

1 Aldrin Aldrex, Aldrite...

2 BHC, Lindane Beta - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15EC, 20EC, Lindafor, Carbadan 4/4G, Sevidol 4/4G

3 Cadmium compound (Cd) Cadmium compound (Cd)

4 Carbofuran Kosfuran 3GR, Vifuran 3GR, Sugadan 30GR, Furadan 3GR

5 Chlordane Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...

6 Chlordimeform Các loại thuốc BVTV có chứa Chlordimeform

7 DDT Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane... 8 Dieldrin Dieldrex, Dieldrite, Octalox ...

9 Endosulfan Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND

10 Endrin Hexadrin...

11 Heptachlor Drimex, Heptamul, Heptox...

12 Isobenzen Các loại thuốc BVTV có chứa Isobenzen 13 Isodrin Các loại thuốc BVTV có chứa Isodrin 14 Lead (Pb) Các loại thuốc BVTV có chứa Lead (Pb) 15 Methamidophos Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50

EC, 70 SC, Monitor 50EC, 60SC, Isometha 50 DD, 60 DD, isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC...

16 Methyl Parathion Danacap M 25, M 40; Folidol - M 50 EC; Isomethyl 50 ND; Metaphos 40 EC, 50EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50ND; Wofatox 50 EC ...

17 Monocrotophos Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD...

19 Sodium Pentachlorophenate monohydrate Copas NAP 90 G, PMD4 90 bột, PBB 100 bột 20 Pentachlorophenol CMM 7 dầu lỏng 21 Phosphamidon Dimecron 50 SCW/ DD... 22 Polychlorocamphene Toxaphene, Camphechlor,

Strobane

23 Trichlorfon (Chlorophos) Biminy 40EC, 90SP; Địch Bách Trùng 90SP; Dilexson 90WP; Dip 80SP; Diptecide 90WP; Terex 50EC, 90SP; Medophos 50EC,

750EC; Ofatox 400EC, 400WP; Batcasa 700EC; Cylux 500EC; Cobitox 5GR

Thuốc trừ bệnh

1 Arsenic (As) Các hợp chất hữu cơ của thạch tín (dạng lỏng)

Các hợp chất hữu cơ của thạch tín (dạng khác)

2 Captan Captane75WP, Merpan 75WP...

3 Captafol Difolatal 80WP, Folcid 80WP... (dạng bình xịt) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Difolatal 80WP, Folcid 80WP... (dạng khác) 4 Hexachlorobenzene Anticaric, HCB... (dạng bình xịt)

Anticaric. HCB... (dạng khác)

5 Mercury (Hg) Các hợp chất của thủy ngân (dạng bình xịt) Các hợp chất của thủy ngân (dạng khác) 6 Selenium (Se) Các hợp chất của Selen

Thuốc trừ chuột

1 Hợp chất của Tali (Talium compond (Tl))

Thuốc trừ cỏ

1 2.4.5 T Brochtox, Decamine, Veon ...(dạng bình xịt) Brochtox, Decamine, Veon... (dạng khác)

(https://www.ppd.gov.vn) Như vậy theo danh mục thông tư trên thì một số thuốc BVTV nhóm Phospho bị cấm và không còn được sử dụng ở Việt Nam như: Parathion – methyl, Clorofoc, Methamidophos, Triclophot.

Các thuốc BVTV nhóm phospho hữu cơ có đặc điểm chung là phổ tác dụng rộng, an toàn với cây trồng, diệt được nhiều sâu hại, tác dụng diệt côn trùng nhanh, có độc tính cao với động vật máu nóng, nhưng không tích lũy lâu dài thường được thải trừ nhanh qua nước tiểu và thời gian tồn dư trong môi trường không dài.

Thuốc BVTV phospho hữu cơ tác động vào thần kinh của côn trùng và người bằng cách ngăn cản sự tạo thành men cholinestase (ChE) làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Các chất nhóm phospho hữu cơ gây phosphorin hóa enzym acetylcholinesterase. ChE có tác dụng phân giải acetylcholin trong cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh qua synap. Khi ChE bị ức chế, làm ứ động acetylcholin, gây rối loạn dẫn truyền cholinergic, làm ức chế dẫn truyền các xung thần kinh tới các tế bào cơ, tuyến, não và hạch. Nhiễm độc xảy ra cấp tính có thể gây nôn, co thắt ruột, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, co giật, suy hô hấp hôn mê và tử vong (Trần Cao Sơn, 2015).

Hình 1.16. Cơ chế gây ngộ độc của nhóm phospho hữu cơ (http://ycantho.com) Các thuốc BVTV nhóm phospho hữu cơ được sử dụng phổ biến từ những năm 1980. Nhưng ngày nay, do độc tính cao nên rất nhiều chất trong nhóm này đã bị cấm.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Nguyên liệu

Lá cây Cà na được thu hái tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang vào tháng 11 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020

Nguyên liệu được định danh bằng cách quan sát hình thái thực vật và so sánh với các tài liệu phân loại thực vật

Khối lượng: 1 kg lá Cà na tươi

Nơi lưu mẫu: Bộ môn Dược liệu-Dược học cổ truyền, Khoa Dược-Điều dưỡng, Trường đại học Tây Đô.

2.1.2. Dung môi và hóa chất

Dung môi dùng trong chiếc xuất là nước cất

Hóa chất dùng trong thực nghiệm là MeOH, DPPH, DMSO Một số dung môi, hóa chất cơ bản khác trong phòng thí nghiệm.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Sơ chế nguyên liệu 2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Lá cây Cà na được thu hái ngẫu nhiên, sau khi thu hái loại bỏ lá hư, úng, để ráo và tiến hành đóng túi kín gửi mẫu kiểm nghiệm.

2.2.2. Nơi kiểm nghiệm

Giới hạn kim loại nặng và giới hạn độ nhiễm khuẩn: VIỆN KH và CN Mekong, TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM MekongLAB.

Địa chỉ: K2–17, đường Võ Nguyên Giáp, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.

2.2.3. Phân tích kết quả kiểm nghiệm

Dựa vào kết quả kiểm nghiệm kết luận dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong mẫu lá Cà na từ đó đưa ra khuyến nghị, giải pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong cây trồng.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả phân tích chung dư lượng thuốc BVTV trong mẫu lá Cà na Code/ Mã mẫu Name/ Tên mẫu Test Parameter/ Chỉ tiêu phân tích Test Method/ Phương pháp Unit/ Đơn vị LOD Result/ Kết quả 43013.19/1 Mẫu lá Cà na

Dư lượng thuốc BVTV gốc Lân hữu cơ AOAC 2007.01 µg/kg - Xem PHỤ LỤC: 43013.19/1 Bảng 3.2. Báo cáo kết quả phân tích chi tiết dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong mẫu lá Cà na Code/ Mã mẫu Name/ Tên mẫu Test Parameter/ Chỉ tiêu phân tích Test Method/ Phương pháp Unit/ Đơn vị LOD Result/ Kết quả 43013.19/1 Mẫu lá cà na Thionazin AOAC 2007.01 µg/kg 10.00 ND Sulfotep µg/kg 10.00 ND Phorate µg/kg 10.00 ND Dimethoate µg/kg 10.00 ND Diazinon µg/kg 10.00 ND Disulfoton µg/kg 10.00 ND Chlorpyrifos µg/kg 10.00 ND Parathion µg/kg 10.00 ND Parathion Methyl µg/kg 10.00 ND Quinophos µg/kg 10.00 ND Isoprothiolane µg/kg 10.00 ND Chlopyrifos Methyl µg/kg 10.00 ND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà Na từ VIỆN KH và CN Mekong, TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM MekongLAB. Cho ta thấy mẫu lá Cà Na thu hái ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, không có tồn dư thuốc

3.2. BÀN LUẬN

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều… Với mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng. Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.

Chính vì những vấn đề trên, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây:

Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng…) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.

Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.

Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau:

Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.

Trong các nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng hiện nay thì nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. Các sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại, góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

Một số sản phẩm tiêu biểu:

Nguồn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. VINEEM 1500 EC – đây là sản phẩm của Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem (Azadirachta indica A. Juss) có chứa hoạt chất Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa, cây cảnh. Loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây Neem còn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake.

Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacciluss Thuringiensis var.) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm BT đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế phẩm BT nhập khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đối với một số sâu hại chính trên đồng ruộng như sâu xanh bướm trắng, sâu xám, sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các loại sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc…

Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có khả năng phòng trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế phẩm Biobac được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm Biosar là sản phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích tính kháng bệnh cháy lá lúa (đạo ôn)

Nguồn gốc nấm: Điều chế từ nấm có sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với hoạt chất Abamectin được phân lập từ quá trình lên men nấm Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các loại sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ

trĩ, bọ phấn; Ngoài ra cũng trong nhóm này Vivadamy, Vanicide, Vali… Có hoạt chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces hygroscopius

var. jingangiesis. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải….

Nguồn gốc virus: Tiêu biểu là nhóm sản phẩm chiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus (NPV). Đây là loại virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho … (https://thuocbvtv.com)

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện đề tài “ Khảo sát dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà na”, đã thu được những kết quả như sau:

Đã khảo sát được đặc điểm, hình thái thực vật của cây Cà na

Xác định được mức dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà na.

4.2. KIẾN NGHỊ

Nếu đề tài này tiếp tực được nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị thực hiện thêm một số nội dung sau:

Tiếp tục khảo sát dư lượng thuốc BVTV nhóm khác trong cây Cà na, hướng đến mục tiêu phân tích đồng thời nhiều nhóm dư lượng thuốc BVTV trong một lần phân tích nhằm rút ngắn thời gian, đạt hiệu quả về kinh tế.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần có cần có biện pháp nâng cao nhận thức của người nông dân về thuốc BVTV và cách sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV đúng cách, tuân thủ sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đúng thuốc: Chỉ dùng từng loại cho đối tượng phòng trị thích hợp

Đúng lúc: Ngoài việc đúng thuốc, đúng thời điểm xử lý cũng đóng vai trò quan trọng không kém để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.

Đúng cách: Mọi loại thuốc đều có cách dùng khác nhau, nên áp dụng đúng theo hướng dẫn, theo đặc tính của từng loại thuốc.

Đúng liều lượng: Cần áp dụng đúng liều lượng được khuyến cáo, không nên tự ý tăng hoặc giảm vì ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như có tác dụng ngược lại với con người và môi trường.

Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế về nông sản và thực phẩm. Tăng cường quản lý nhà nước về thuốc BVTV, cũng như tuyên truyền, khuyến cáo cho nông dân về thiệt hại do thuốc BVTV gây ra, niêm yết cấm sử dụng các loại thuốc BVTV không nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam… Là những việc cần làm tích cực và quyết liệt hơn nữa trước tình trạng lạm dụng quá nhiều thuốc BVTV như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Hạnh Dung, 2014. Xác định dư lương một số hóa chất bảo vệ thực vật trong dược liệu khô. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Giáo trình Độc chất học.

3. Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

4. Trần Cao Sơn, 2015. Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội.

5. Trần Thị Vinh, 2014. Đánh giá hiện trạng tồn dư các hợp chất Clo hữu cơ và phospho hữu cơ trong môi trường đất ở một số kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và đề xuất biện pháp xử lý. Luận văn Tiến sĩ khoa học. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Văn Chí Linh, 2016. Nghiên cứu thành phần hóa học cao ethyl acetate của vỏ cây Cà Na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) họ côm (Elaeocarpaceae) ở Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Sư phạm Hóa học. Trường Đại học Cần thơ.

7. Trì Kim Ngọc, 2018. Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá Cà Na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz). Luận văn Thạc sĩ Dược học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Website

8. http://baonamdinh.com.vn/channel/5097/201907/bao-dong-tinh-trang-lam-dung-

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO (Trang 28)