Kị/Cố Cụ Ông Cha Tôi Con Cháu Chắt Chút - Gián tiếp (con chú con bác, anh em họ): quy định rất nghiêm ngặt.
Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình và cấu thành gia tộc (họ).
Thích sống theo lối đại gia đình: 3 – 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà
Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau.
→ Tổ chức nông thôn theo huyết thống dẫn đến hệ quả: óc gia trưởng (nảy sinh từ tính tôn ti) và tính tư hữu (được nuôi dưỡng bởi sự coi trọng gia đình hạt nhân).
Theo địa bàn cư trú: Xóm và làng
Là hình thức tổ chức đời sống cộng đồng chủ yếu dựa trên 2 nguyên lý cùng cội nguồn, cùng chỗ.
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm “làng – xóm”.
- Để đối phó với môi trường tự nhiên: thiên tai, tận dụng tài nguyên để sản xuất - Để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp, giặc ngoại xâm…).
Như vậy, làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy.
Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau.
Theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, hội
Đây là hình thức tổ chức cộng đồng theo nguyên lý cùng chỗ và nguyên lý cùng lợi ích. Là sự liên kết theo chiều ngang nên nó mang đặc trung là tính dân chủ - những người trong cùng một phường – hội phải có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông ngiệp, tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên đơn vị phường.
Ở nông thôn Việt Nam còn có Hội, để liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp.
Theo truyền thống nam giới: Giáp
Giáp là một tổ chức mang tính 2 mặt:
- Liên kết theo chiều dọc: những nam giới theo lớp tuổi - Liên kết theo chiều ngang: những người cùng làng
- Gắn bó với trách nhiệm cá nhân theo độ tuổi: ti ấu (từ nhỏ đến 18 tuổi), đinh (tráng), lão (từ 60 tuổi trở lên).
- Cơ cấu: Cai giáp → các ông lềnh (lềnh nhất → lềnh hai → lềnh ba ) → hàng giáp (lão, đinh, ti ấu).
- Được xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già (trọng xỉ) → vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão.
Hệ quả:
- Tính tôn ti: theo lứa tuổi
- Tính dân chủ: cùng lớp tuổi thì đều bình đẳng như nhau.
- Giúp cho việc quản lý lực lượng sản xuất (đàn ông) một cách chặt chẽ: phân chia đất đai và đóng góp của thành viên trong giáp (sổ đinh và sổ điền).
Theo đơn vị hành chính: Thôn và xã
Về mặt hành chính, làng được gọi là xã (đôi khi một xã cũng có thể gồmm vài làng), xóm được gọi là thôn (đôi khi một thôn cũng có thể gồm vài xóm).
Đặc điểm dân cư trong làng: có sự phân biệt giữa dân chính cư và dân ngụ cư.
- Dân chính cư: là dân gốc ở làng, có đủ mọi quyền lợi. Dân chính cư chia làm 5 hạng + Chức sắc: những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm
+ Chức dịch: những người đang làm việc trong xã + Lão: những người thuộc hàng lão trong các giáp + Đinh: trai đinh trong các giáp
+ Ti ấu: hạng trẻ con trong các giáp
- Dân ngụ cư: là dân từ nơi khác đến trú ngụ, luôn bị khinh rẻ và hầu như không có quyền lợi gì.
→ Đây là sản phẩm của cơ chế văn hoá nông nghiệp. Là phương tiện duy trì sự ổn định của làng xã, nhằm hạn chế việc người nông dân bỏ làng đi ra ngoài cũng như hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng.
Tổ chức bộ máy hành chính: gọn nhẹ, bao gồm bộ phận quan viên hàng xã (chức sắc, chức dịch và một phần những người cao tuổi nhất trong hạng lão). Thường chia thành 3 nhóm:
- Kì mục (Hội đồng kì mục): Tiên chỉ và thứ chỉ đứng đầu. có trách nhiệm bàn bạc tập thể và quyết định các công việc của xã.
- Kì lão: những người cao tuổi nhất trong xã đóng vai trò tư vấn cho Hội đồng kì mục.
- Kì dịch (lý dịch): do Hội đồng kì mục cử ra, có nhiệm vụ thi hành mọi quyết định của Hội đồng kì mục.
+ Lý trưởng (xã trưởng) → Phó lí (giúp việc) → Hương trưởng (lo việc công ích) → Trương tuần (lo việc an ninh, tuần phòng).
+ Trực tiếp làm việc, tiếp xúc với dân và quan trên. + Quản lý ba hạng dân: lão, đinh và ti ấu
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TỔ CHỨC
SẢN PHẨM QUAN HỆ TÍNH CHẤT
Huyết thống Gia đình, gia tộc Tôn ty tình cảm Hàng dọc
Địa bàn cư trú Làng xóm Dân chủ Hàng ngang
Nghề nghiệp Phường
Dân chủ Hàng ngang
Sở thích Hội
Truyền thống nam giới
Giáp
Tôn ty xã hội Hàng dọc
Dân chủ Hàng ngang
Hành chính Xã, thôn Tôn ty xã hội Hàng dọc
Hệ quả của của việc tổ chức nông thôn ở Việt Nam
Tạo nên tính cộng đồng và tính tự trị làng xã. Đây là 2 đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã và luôn tồn tại song song. Chúng là nguồn gốc sản sinh ra rất nhiều ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt Nam.
Tính cộng đồng Tính tự trị
Chức năng Liên kết các thành viên Xác định sự độc lập của làng
Bản chất Hướng ngoại Hướng nội
Biểu tượng Sân đình, bến nước, cây đa Lũy tre
Nhấn mạnh Sự đồng nhất Sự khác biệt
Hệ quả Tích cực
- Tinh thần đoàn kết tương trợ - Tinh thần tập thể hòa đồng - Nếp sống dân chủ bình đẳng - Tinh thần tự lập - Tính cần cù - Nếp sống tự cấp tự túc Tiêu cực
- Tính chủ quan của tư duy nông nghiệp - Thủ tiêu vai trò cá nhân
- Thói dựa dẫm, ỷ lại - Tư tưởng cầu an, cả nể - Thói cào bằng, đố kỵ
- Óc tư hữu ích kỷ
- Óc bè phái, địa phương cục bộ
- Óc gia trưởng - tôn ti, gia đình chủ nghĩa
Hình thành lối ứng xử nước đôi ở người Việt
2.2.2. Tổ chức đô thị
Nguồn gốc:
- Phần lớn đô thị Việt Nam là do Nhà nước sản sinh ra: Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu, Thăng Long, Phú Xuân… Bởi, đô thị truyền thống Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị, rồi từ đó mới là kinh tế và văn hoá.
- Bộ phận quản lý: hình thành trước theo kế hoạch
- Bộ phận làm kinh tế (buôn bán): dần hình thành sau một cách tự phát.
Đặc điểm
Đều do Nhà nước quản lý.
Đô thị Việt Nam truyền thống yếu ớt và lệ thuộc vào Nhà nước.
Tồn tại hiện tượng “làng công thương”: những làng xã nông thôn thực hiện chức năng kinh tế của đô thị. Chúng không phát triển để trở thành đô thị được mà mọi sinh hoạt vẫn giống như một làng nông nghiệp thông thường.
Có quan hệ mặt thiết với nông thôn và mang đặc tính của nông thôn rất rõ nét:
- Tổ chức hành chính được sao phỏng theo tổ chức nông thôn: đô thị truyền thống cũng được chia thành các phủ - huyện – tổng – thôn.
- Tổ chức đô thị theo “phường”: phường vốn là cộng đồng của những người làm cùng một nghề và ở cùng một quê.
- Đô thị truyền thống Việt Nam vừa mang tính cộng đồng lại vừa mang tính tự trị - vốn là 2 đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Đô thị Việt Nam hiện đại: có 6 loại (đô thị đặc biệt và các đô thị loại 1 đến 5)
So sánh giữa đô thị Việt Nam truyền thống và đô thị phương Tây.
Tiêu chí Đô thị Việt Nam Đô thị phương Tây
Nguồn gốc - Phần lớn do Nhà nước sản sinh ra. - Hình thành một cách tự phát
Chức năng - Thực hiện chức năng hành chính là chủ yêu
- Thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu
Quản lý Nhà nước quản lý Đô thị tự trị
Đặc điểm - Yếu ớt, lệ thuộc - Tự trị vững mạnh
2.2.3. Tổ chức quốc gia
- Đơn vị cơ sở và không gian sinh hoạt văn hoá chính yếu của người Việt Nam là “Làng”. Đơn vị quan trọng thứ hai sau “Làng” là “Nước” – “Đất nước”.
- Tổ chức quốc gia Việt Nam đi thẳng từ làng lên đến nước, các khâu trung gian ít đóng vai trò quan trọng và thường xuyên bị thay đổi.
Nguồn gốc
Nước là sự mở rộng của làng.
Nhu cầu liên kết lại để chống lụt và chống ngoại xâm của cư dân Việt.
Chức năng
Ứng phó với môi trường tự nhiên: chống thiên tai, đặc biệt là lũ lụt.
Ứng phó với môi trường xã hội: chống giặc ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ.
Đặc điểm
Bộ máy quản lý: từ tự phát (thời Hùng Vương) tới học tập cách tổ chức xã hội của Trung Hoa (thời độc lập tự chủ) và của phương Tây (sau này).
Truyền thống dân chủ nông nghiệp
Truyền thống văn hoá nông nghiệp: trọng văn, trọng nông ức thương
Chịu hệ quả của tính tự trị làng xã
Đặc điểm chính trong mô hình nhà nước Việt Nam thời phong kiến là mức độ tập quyền được mở rộng và tăng lên, quyền hạn của xã bị hạn chế.
Đặc điểm của văn hoá tổ chức xã hội ở Việt Nam