Giai đoạn từ năm 1858 – 1945: Đây là giai đoạn Pháp thuộc – chống Pháp thuộc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 25 - 27)

21 Đồ trang sức làm bằng đồng, thủy tinh Đeo đồ trang sức ở tay, cổ tay, chân.

1.3.5.Giai đoạn từ năm 1858 – 1945: Đây là giai đoạn Pháp thuộc – chống Pháp thuộc.

 Chính sách văn hoá của Pháp đối với Việt Nam: - Mang tính chất nô dịch.

- Mở trường học và một số cơ sở nghiên cứu khoa học. Với mục đích không hoàn toàn vì nâng cao dân trí cho người dân thuộc địa mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ công chức phục vụ cho nhà nước bảo hộ.

- Sử dụng chữ Quốc ngữ làm công cụ cai trị và đồng hóa văn hoá.

- Phát triển báo chí để thông báo các chính sách thực dân và ca ngợi công ơn khai hóa, truyền bá văn minh Đại Pháp.

 Đặc trưng văn hoá

- Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hoá Việt – Pháp, kéo theo việc tồn tại hai xu hướng Âu hóa và chống Âu hóa.

- Giao lưu văn hoá tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông Tây.

- Hệ tư tưởng: tồn tại và xuất hiện nhiều hệ tư tưởng khác nhau, tác động lẫn nhau, hòa hợp lẫn nhau, tự biến dạng do khúc xạ qua môi trường xã hội… tạo nên một trường tư tưởng hệ rất phức tạp (hệ tư tưởng thần thoại, Nho giáo, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn, chủ nghĩa Mác – Lênin với hệ tư tưởng vô sản).

- Văn hoá vật chất: đô thị Việt Nam chuyển vị trí từ trung tâm chính trị - văn hoá sang trung tâm công – thương nghiệp (Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, Hải Phòng…), kiến trúc đô thị kiểu phương Tây được đưa vào Việt Nam nhưng được “Việt Nam hóa”, giao thông vận tải phát triển.

- Báo chí ra đời và phát triển góp phần thúc đẩy sự chuyển mình của văn học chữ Quốc ngữ. - Văn học nửa sau thế kỷ XIX đã có bước phát triển nhanh chóng: văn học lúc này là một thứ vũ khí của quần chúng để chống kẻ thù cướp nước, cổ động cho sự tiến bộ xã hội.

- Với hệ tư tưởng Mác xít, năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đưa ra Đề cương về cách

mạng văn hoá Việt Nam với 3 nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.

1.3.6.Giai đoạn từ năm 1945 đến nay

 Trong giai đoạn này, lịch sử dân tộc chứng kiến 30 năm trường kỳ chống xâm lược: kháng chiến vệ quốc vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ.

- Xã hội Việt Nam thay đổi toàn diện từ giai tầng cho đến tổ chức đời sống sản xuất, phát triển giáo dục xã hội chủ nghĩa…

- Người dân với tư cách công dân được khẳng định, cùng với điều này, ý thức hệ về cá nhân được tô đậm.

- Dân trí ngày càng được nâng cao, tầng lớp trí thức ngày càng đông đảo.

- Văn hoá được Đảng lãnh đạo theo định hướng kết hợp những nguyên tắc cách mạng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 Đặc trưng văn hoá:

- Sự phát triển của văn hoá nghệ thuật chuyên nghiệp, điều đó ngày càng khẳng định rõ hơn bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như khẳng định sự tiếp cận với xu thế hiện đại của thời đại.

- Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, văn hoá Việt Nam đã, đang và sẽ giữ vững được bản lĩnh của mình để vững chãi “bơi ra biển lớn”.

Chương 2:

Một phần của tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 25 - 27)