II. Những thuận lợi và khó khăn khi triển kha
4. Khó khăn khi thực hiện và biện pháp khắc phục
4.1. Khó khăn
- Tài liệu chia rõ thành các bài nên giáo viên phần lớn chú trọng đến vấn đề truyền tải kiến thức có trong tài liệu cho học sinh mà chưa đi sâu vào hình thức tuyên truyền
thường xuyên để hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh phòng tránh bệnh, tật, chấn thương mắt.
4.2. Biện pháp
- Tài liệu học sinh và giáo viên không cần thiết chia thành 5 bài, nên viết dưới dạng tài liệu tuyên truyền để học sinh và tất cả các giáo viên kể cả phụ huynh có thể tự đọc và nghiên cứu và tự hình thành cho mình kĩ năng bảo vệ, phòng tránh bệnh, tật, chấn thương mắt.
- Không nên yêu cầu giáo viên dạy thành từng bài, từng tiết vì giáo viên chỉ dạy hết 5 bài là xong, lâu ngày học sinh sẽ quên mất các kĩ năng đã học.
- Nên lồng ghép vào các giờ chào cờ, sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ lên lớp, chuyên đề ngoại khóa, các cuộc thi, phong trào thi đua, hoạt động trải nghiệm sáng tạo,… của nhà trường thì tất cả các học sinh và giáo viên đều có thể tham gia và thực hiện. Ví dụ: lồng ghép vào giờ chào cờ. Giáo viên phụ trách đội có thể giao cho 1 lớp nào đó kết hợp với GVCN đóng 1 tiểu phẩm với chủ đề về “Mắt” để thứ 2 đầu tuần biểu diễn trước trường. Sau khi biểu diễn xong giáo viên phụ trách đội có thể tuyên truyền thêm các vấn đề xoay quanh tiểu phẩm mà các học sinh vừa diễn, hoặc có thể tổ chức các trò chơi như hái hoa dân chủ trong giờ chào cờ, học sinh trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng.
Báo cáo 3: