Nguyễn Văn An: lớp 6/

Một phần của tài liệu CHĂM SÓC MẮTVÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒACHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ(Tài liệu dùng cho giáo viên Trung học cơ sở) (Trang 33 - 35)

Mắt em bị cận thị và hiện tại là 1 độ rưỡi. em nghe mẹ kể lúc nhỏ mẹ cho chơi điện thoại, xem ti vi nằm võng để không quậy phá cho mẹ làm công việc. Đến khi đi, học bài em thường nằm trên võng, cứ thường xuyên đến khi học lớp 2 mẹ em phát hiện, em xem mọi thứ đều đến gần, đọc sách , học bài chữ gần mắt mới nhìn rõ. Mẹ em đưa em đi khám mắt thì phát hiệc mắt em bị cận thị 1 độ, đeo kính em nhìn rõ chữ trên bảng và trong sách vỡ học. Khi đeo kính luôn làm em vướng bận bực mình, sau đó quen dần. Em rất quý cặp mắt kính này, em cần nó và sẽ đeo thường xuyên theo lời dặn của bác sĩ để không tăng độ. Các bạn, anh chị trong trường hãy chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình.

Giáo viên cung cấp: Cận thị: Nhìn xa không rõ (nhìn không rõ chữ trên bảng, khi ngồi viết bài đầu cúi rất thấp). Mắt cận thị nặng có thể dẫn đến các biến chứng như thoái hoá võng mạc, bong võng mạc gây mù loà. Cận thị đeo kính cũng có thể không làm mất tự tin lúc đầu, nhưng không ảnh hưởng đến nét đẹp, xinh xắn. Thực tế, có 1 số em mặc cảm, sợ xấu mất vẻ đẹp, thiếu tự tin nên không mang kính mặc dù nhà trường đã đo và cấp kính, gia đình cũng chăm lo cho em. Người đeo kính: cặp kính cận rất quan trọng, bảo vệ cái kính như bảo vệ đôi mắt thứ 2 của bản thân.

Mời học sinh khác có thể hỏi thêm 1 trong 3học sinh được chia sẽ ngồi trên các điều cần biết về tật cận thị. Ví dụ:

- Bạn cho biết bao lâu khám mắt 1 lần? Khám mắt và cắt kính ở đâu? - Đeo kính bạn thấy tự tin không?

- Khi bạn bị cận thị, Vì sao bạn phải đeo kính thường xuyên? (Bảo vệ mắt chống mù lòa. Đeo kính thường xuyên ->giử cho mắt không tăng độ -> tăng độ nhiều lâu dần -> mắt cận thị nặng có thể dẫn đến các biến chứng như thoái hoá võng mạc, bong võng mạc gây mù loà).

Giáo viên hỏi:

- Quanh ta còn ai mang kính không? (-Ở 1 số các cô, thầy, ông bà ở nhà…). - Họ cần mang kính khi nào? (Viễn thị: Nhìn gần và xa đều không rõ).

- Họ có mang chung độ kính/loại kính không? (Không mang chung vì không cùng độ kính/ loại kính do tình trạng bệnh lý mắt khác nhau).

Giáo viên đeo kính viễn thị -> Đeo kính thường xuyên khi nhìn vật nhỏ ->giữ cho mắt không tăng độ -> tăng độ nhiều lâu dần -> 1 số trường hợp mắt viễn thị nặng sẽ không nhìn được.

2/ Thị phạm -> Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa các tật khúc xạ (cận thị)Giáo viên hỏi: Giáo viên hỏi:

- Hãy nêu các biện pháp bảo vệ mắt phòng tránh tật khúc xạ.

Học sinh lần lượt trình bày các biện pháp phòng tránh tật cận thị, chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa.Mời 2học sinh thị phạm tư thế ngồi học trước tập thể. (1học sinh ngồi đúng, 1học sinh ngồi sai tư thế).

Giáo viên hỏi:

1. Nhận xét về khoảng cách từ mắt đến sách/vở và tư thế đọc/viết của 2 bạn trên. - 1học sinh ngồi học sai tư thế: khoảng cách từ mắt đến sách vởquá gần làm cho đôi mắt

phải điều tiết nhiều, gây mệt mỏi dễ dẫn đến cận thị; đã cận thị sẽ bị tăng số nhanh. - 1học sinh hoàn toàn đúng theo quy định. Bạn ngồi học ở tư thế ngay ngắn trên bộ bàn

ghế phù hợp, đảm bảo khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách, vở giúp phòng tránh tật cận thị đồng thời còn giúp bạn đó phòng tránh bị cong vẹo cột sống.

2. Nếu không giữ khoảng cách chuẩn (khoảng cách từ mắt đến vở là 30 - 35cm), lâu ngày sẽ làm cho mắt bị tật gì? Giải thích và nêu cách khắc phục.

- Nếu không giữ khoảng cách chuẩn (30 - 35 cm) giữa mắt và trang sách/vở, lâu ngày sẽ làm cho mắt bị tật cận thị. Vì khi nhìn gần mắt phải điều tiết liên tục. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây cận thị là các hoạt động cần nhìn gần kéo dài.

Nên chấn chỉnh lại cách ngồi, đảm bảo giữ đúng khoảng cách chuẩn. Đồng thời sau 45 phút cần nghỉ giải lao giữa chừng, khi nghi giải lao nên nhìn xa để mắt nghỉ ngơi thư giãn. 3. Để bảo vệ và chăm sóc mắt, những việc làm nào của các bạn nào nên hoặc không nên?

Tại sao?(HS nhìn thấy 1 bạn ngồi thì phạm tư thế ngồi chỗ có nắng, 1 bạn ngồi chỗ không có nắng).

Không nên ngồi đọc sách, học bài nơi có ánh nắng, chỗ nhiều sáng (hay thiếu sáng), vì độ sáng cao là lóa mắt, mắt phải điều tiết nhiều -> mỏi mắt, hoạt động kéo dài dẫn đến tật cận thị. Còn 1 bạn ngồi chổ không có nắng, đảm bảo đủ sáng là tốt nhất cho mắt.Học sinh tiếp tục trao đổi, đề ra được các cách khắc phục việc không nên làm hại cho mắt.Để bảo vệ và chăm sóc mắt, học sinh phân tích được những việc làm nên (ăn uống đủ chất, lưu ý ánh sáng đèn học bài…) hoặc không nên (xem ti vi hay chơi điện thoại quá gần, quá lâu….).

Hoạt động học sinh đặt câu hỏi và trả lời nhau

- Bảo vệ chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa, biện pháp nào em thực hiện được và biện pháp nào em chưa thực hiện?

Tiểu kết: Chăm sóc mắt tăng cường sức khỏe cho tuổi học đường là hoạt động chung tay của toàn xã hội. Bản thân các em nên bảo vệ đôi mắt của mình, khám mắt định kỳ, đôi mắt khỏe sẽ giúp cho việc học tập đạt hiệu quả và vui chơi thoải mái, tương lai tốt đẹp. Chính vì vậy, Bộ GDĐT đang quan tâm thực hiện dự án để đưa vào chương trình học tập: MẮT SÁNG HỌC HAY.

KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:

- Mời 4 học sinh đại diện 4 khối lớp phát biểu ngắn gọn về lợi ích buổi sinh hoạt: Qua hoạt động hôm nay em tâm đắc nhất điều gì?

- GV nhận xét nội dung tham gia hoạt động hôm nay của học sinh. Khen gợi các em tham gia tích cực.

- Yêu cầu học sinh đọc tài liệu ở thư viện: Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học sinh THCS -> chuẩn bị các trả lời câu hỏi hái hoa dân chủ ở tiết sau. Vẽ tranh cổ động trong tiết học môn mỹ thuật.

Báo cáo 2:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TIỀN GIANG

PHÒNG GDĐT CHỢ GẠO TRƯỜNG THCS ĐĂNG HƯNG PHƯỚC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “MẮT SÁNG HỌC HAY”

Trong những năm gần đây, tật khúc xạ ở học sinh THCS ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của môi trường, các bệnh dịch về mắt, các chấn thương mắt hay gặp ở học sinh cũng là vấn đề cần quan tâm giải quyết vì tỉ lệ mắc bệnh vè mắt cao, nếu không xử trí kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc hướng dẫn học sinh chăm sóc mắt tại Trường THCS có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm phát hiện sớm giảm thị lực và các vấn đề bất thường về mắt để có biện pháp can thiệp, chữa trị kịp thời.

Một phần của tài liệu CHĂM SÓC MẮTVÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒACHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ(Tài liệu dùng cho giáo viên Trung học cơ sở) (Trang 33 - 35)