HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng TT (Trang 28 - 30)

Trong thời gian tới, nghiên cứu cần được tiếp tục phát triển thêm một số vấn đề như sau:

1. Do phạm vi giới hạn của đề tài, NCS chỉ tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng hỗn hợp DMF-xăng ở các tỷ lệ pha trộn khác nhau trong một điều kiện xác định mà chưa tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác (góc đánh lửa hợp lý, hệ số dư lượng không khí λ, tỷ lệ tuần hoàn khí xả EGR) đến các đặc tính kỹ thuật, kinh tế và phát thải của động cơ. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo của NCS là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này đến quá trình làm việc của động cơ, nhằm đánh giá một cách đầy đủ nhất về khả năng sử dụng DMF làm nhiên liệu thay thế trên động cơ xăng.

2. Mở rộng phạm vi nghiên cứu ứng dụng DMF cho các loại ô tô vận hành trên đường, đồng thời tiến hành một số thử nghiệm khác như thử nghiệm tính tương thích vật liệu, thử nghiệm bền động cơ và hệ thống nhiên liệu... nhằm đưa các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn.

3. Bên cạnh việc thay thế xăng, DMF cũng cho thấy nó có các tính chất hóa lý phù hợp khi sử dụng trên động cơ diesel như nhiệt độ tự cháy cao (khoảng 286oC, so với nhiệt độ tự cháy của diesel khoảng 260oC) và hệ số cetan ở mức trung bình nên cũng cũng có thể xem DMF là một loại nhiên liệu thay thế đầy tiềm năng cho động cơ diesel. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo của NCS sẽ tập trung vào khả năng sử dụng DMF trên các loại động cơ diesel nhằm thay thế nhiên liệu diesel truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng TT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)