- Giai đoạn sau trổ
3.3. Biện pháp thủy lợ
Từ lâu, vấn đề các đập thuỷ điện ở thượng nguồn của Trung Quốc và các dự án do Lào, Thái Lan xây dựng ở hạ nguồn, đang “tiêu diệt” hệ sinh thái của dòng sông Me Kông bao gồm cả những người nông dân sống dựa vào nguồn nước dòng
sông này. Nhưng cho đến hôm nay, vấn đề vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Và trong một đợt hạn hán, bất giác người ta nhận ra rằng những đập thuỷ điện ở đầu nguồn sông Mê Kông có thể là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của các nước ở hạ nguồn.
Ngày 28/04/2016 tại Sóc Trăng, phó thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị giao ban ứng phó hạn mặn
Một số địa phương chủ động ứng trước vốn dự phòng, sử dụng kinh phí địa phương để triển khai các giải pháp như:
– Đắp đập tạm
– Nạo vét kênh mương
– Tổ chức bơm chuyền
– Tổ chức kiểm tra đo đạc dự báo độ mặn tại từng cửa lấy nước, tranh thủ thời gian độ mặn cho phép, vận hành ngay các công trình thủy lợi để lấy nước, tích trữ nước tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng.
– Lắp đặt bổ sung các trạm bơm dã chiến, tranh thủ vận hành khi có nước ngọt để tích trữ và tưới.
– Vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, tranh thủ khai thác các công trình thủy lợi, trữ nước, sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm nước.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam nghiên cứu, dự báo sớm tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thông báo kịp thời cho các địa phương để chỉ đạo vận hành công trình thuỷ lợi lấy nước hiệu quả. Cục Trồng trọt hướng dẫn các địa phương xây dựng lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa cho từng tiểu vùng để tránh hạn hán, xâm nhập mặn, chuyển đổi hoạt động sản xuất ở vùng có hạn hay xâm nhập mặn cao.
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán.
Thực hiện các dự án tạo nguồn nước: cống Cái Lớn, Cái Bé; công trình phân ranh mặn ngọt chắc chắn cho các vùng: Bạc Liêu - Sóc Trăng. Đồng thời nghiên
cứu giải pháp chuyển nước ngọt; giải pháp kênh trục dẫn ngọt trong Bán đảo Cà Mau.
Để khuyến khích người dân áp dụng tưới tiết kiệm nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ này là cần thiết, kịp thời và phù hợp để khuyến khích người dân áp dụng sử dụng nước tiết kiệm, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thủy lợi (ngày 14/12/2012 tại Khánh Hoà, Bộ NN & PTNT đã tổ chức Hội nghị phòng chống hạn, mặn cho vụ ĐX 2012 – 2013, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chủ trì.)
- Ngay từ đầu vụ địa phương đã rà soát diện tích từng vùng tưới để thông báo chỉ đạo sản xuất
- Mặt khác tiến hành tu bổ nạo vét kênh mương để giảm lượng nước thất thoát, đặp bờ bao trên ruộng, đắp đập bổi, đập tạm để tận dụng dòng chảy trên sông suối nhỏ - Địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn nước, diễn biến mặn để tranh thủ lấy
nước vào các kênh rạch, vận hành hợp lý công công trình, điều tiết xả tăng lưu lượng từ các hồ thuỷ điện để kịp thời “ứng cứu” cho những vùng khó khăn.
- Quán triệt từng địa phương về khả năng đảm bảo nguồn nước, không sản xuất vượt diện tích đồng thời phải phân loại cây trồng để có thứ tự ưu tiên cấp nước tưới, rút ngắn thời gian đợt tưới, tưới luân phiên, tưới ẩm.
Theo kết quả quy hoạch của Ủy hội quốc tế sông Mêkong đến năm 2020 các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Mêkong được đưa vào sử dụng có dung tích hiệu dụng trên 70 tỷ m3 và từ năm 2021 – 2050 sẽ xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có dung tích hiệu dụng khoảng 30 tỷ m3 nữa. Đến lúc đó lưu lượng mùa cạn sông Mêkong sẽ tăng lên rất lớn, đủ đảm bảo cung cấp cho các quốc gia Hạ lưu và đẩy ranh giới mặn lùi xa hơn nữa.