- Giai đoạn sau trổ
3.5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các vùng không đủ lượng nước cho sản xuất cần có phương án chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí dịch chuyển khung thời vụ sản xuất cho phù hợp để tránh hạn; đẩy mạnh chuyển đổi những vùng thiếu nước sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới. Đặc biệt, vùng không có khả năng tưới tiêu thì chuyển đổi mùa vụ hoặc dừng sản xuất để tránh thiệt hại do hạn hán gây ra.
Về lâu dài, các địa phương đang sản xuất 3 vụ/năm cần tính toán hiệu quả sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh chuyển đổi sang 2 lúa (vụ Đông Xuân và Hè Thu) an toàn hơn, hiệu quả hơn hoặc chuyển sang 1 hoặc 2 vụ rau, màu… có hiệu quả cao.
Đối với các tỉnh sản xuất 2 vụ lúa/năm tiếp tục rà soát nguồn nước, kênh tưới để điều chỉnh lịch xuống giống phù hợp với lịch tưới.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo, các địa phương cần áp dụng các mô hình chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao mà Trung tâm đã triển khai trong thời gian qua như: mô hình trồng lạc L23 trên đất ruộng chuyển đổi tại
Quảng Nam; mô hình trồng thâm canh ngô lai giống mới tại Bình Định; mô hình trồng rau an toàn tại Ninh Thuận.
KẾT LUẬN
Giảm sản lượng gây đe dọa an ninh lương thực quốc gia.
Hạn hán làm giảm năng suất lúa, phẩm chất và chất lượng gạo.
Cơ chế gây hạn tạo thành chuỗi hiệu ứng liên hoàn trong cây như: thiếu nước, rối loạn sinh lý tế bào, biến tính protein, tăng nhiệt độ cây, thiếu hụt dinh dưỡng, giảm tính kháng,… khó khắc phục.
Biện pháp khắc phục phải đồng bộ từ chọn tạo giống lúa chịu hạn, thời vụ gieo trồng thích hợp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và khai thác quỹ đất phù hợp nhằm hạn chế nguồn chi lớn cho việc khắc phục hạn.