Phân tích cơ cấu và biến động Nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thực phẩm hà nội (Trang 27 - 33)

III. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

3.1.2 Phân tích cơ cấu và biến động Nguồn vốn

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản đó.

Bảng 10. Phân tích diễn biến nguồn vốn (theo chiều ngang)

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2018-2019 Chênh lệch 2019-2020

Tương đối

Tuyệt

đối(%) Tương đối

Tuyệt đối(%) A. Nợ phải trả 67,517,824,412 69,746,127,810 91,965,899,558 2,228,303,398 3.30 22,219,771,748 31.86 1. Nợ ngắn hạn 29,064,092,617 34,954,643,951 58,564,654,520 5,890,551,334 20.27 23,610,010,569 67.54 2. Nợ dài hạn 38,453,731,795 34,791,483,859 33,401,245,038 (3,662,247,936) (9.52) (1,390,238,821) (4.00) B. Vốn chủ sở hữu 145,926,991,905 149,052,604,406 150,120,636,225 3,125,612,501 2.14 1,068,031,819 0.72 1. Vốn chủ sở hữu 145,926,991,905 149,052,604,406 150,120,636,225 3,125,612,501 2.14 1,068,031,819 0.72

2. Nguồn kinh phí & các quỹ khác 0 0

Tổng cộng 213,444,816,317 218,798,732,216 242,086,535,783 5,353,915,899 2.51 23,287,803,567 10.64

(Nguồn: Số liệu từ Bảng Cân đối kế toán trên BCTC các năm 2018, 2019, 2020 của CTCP Thực phẩm Hà Nội)

Bảng 11. Phân tích diễn biến nguồn vốn (theo chiều dọc)

Từ các bảng số liệu trên, có thể thấy: trong giai đoạn 2018-2020, tổng nguồn vốn của CTCP Thực phẩm Hà Nội có sự biến động cả về quy mô cũng như cơ cấu. Về quy mô, tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2019, tổng NV tăng 5,353,915,899 đồng, tương đương 2,51%.Năm 2020, tổng NV tiếp tục tăng 23,287,803,567 đồng so với năm 2019, tức tăng 10,64%.

Về cơ cấu, VCSH vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn nhưng có xu hướng giảm, thể hiện rõ nhất trong năm 2020 (giảm 6,11%). Tuy nhiên, với một doanh nghiệp sản xuất như CTCP Thực phẩm Hà Nội, việc duy trì được tỉ trọng VCSH ở mức trên 60% cho thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp vẫn ở mức an toàn, doanh nghiệp có sự chủ động về nguồn vốn.

Sự thay đổi nguồn vốn cụ thể như sau:

3.1.2.1 Nợ phải trả

Năm 2019, nợ phải trả tương đối ổn định so với năm 2018, tăng 2,228,303,398 đồng, tương đương 3,3%, chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Nhưng sang năm 2020, nợ phải trả tăng mạnh với mức tăng trên 22 tỷ đồng, tức tăng 31,86% so với năm 2019. Tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn cũng có xu hướng tăng nhanh trong năm 2020 (tăng 6,11% so với năm 2019), trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn coa xu hướng tăng dần (tăng 8,22% trong năm 2020), tỷ tọng nợ dài hạn có xu hướng giảm dần (giảm hơn 2% qua từng năm). Cụ thể:

Nợ ngắn hạn:

Giai đoạn 2018-2020, nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng đặc biệt trong năm 2020. So với năm 2018, nợ ngắn hạn năm 2019 tăng 5,890,551,334 đồng, tương ứng 20,27%. Sang năm 2020, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 23,610,010,569 đồng, tương đương 67,54% so với năm 2019. Đây là mức tăng khá cao. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng của nợ phải trả người bán, các khoản vay và nợ thuê tài chính và chi phí phải trả ngắn hạn.

Các khoản phải trả người bán năm 2019 biến động không nhiều so với năm 2018, tăng 61,026,086 đồng, tương đương 0,84%. Tuy nhiên sang năm 2020 nợ phải trả người bán của công ty tăng lên gần 4 lần so với năm 2019, tương đương 28,975,317,694 đồng. Về tỷ trọng, các khoản phải trả người bán cũng tương đổi ổn định trong năm 2018 và

Chỉ tiêu Tỷ trọng trên Tổng Nguồn vốn Chênh lệch

2018 2019 2020 2018-2019 2019-2020 A. Nợ phải trả 31.63 31.88 37.99 0.24 6.11 1. Nợ ngắn hạn 13.62 15.98 24.19 2.36 8.22 2. Nợ dài hạn 18.02 15.90 13.80 (2.11) (2.10 B. Vốn chủ sở hữu 68.37 68.12 62.01 (0.24) (6.11) 1. Vốn chủ sở hữu 68.37 68.12 62.01 (0.24) (6.11)

2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác

2019. Năm 2020, cùng với mức tăng về quy mô, tỷ trọng nợ phải trả người bán cũng tăng 11,65% so với năm 2019. Sự gia tăng này là do khoản nợ với GROUPE BATTEUR 0/B FRANCE BEAUTE LIMITED trị giá gần 29,5 tỷ đồng phát sinh trong năm 2020. Đây là khoản vốn chiếm dụng khá lớn, góp phần giảm chi phí vốn của doanh nghiệp.

Các khoản vay và nợ thuê tài chính tăng liên tục qua các năm: năm 2019 tăng 2,819,338,304 đồng và năm 2020 tăng 6,707,181,138 đồng. Tỷ trọng tương ứng qua các năm cũng tăng 1,19% và 2,27%. Năm 2020, các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng là do khoản vay của công ty với Ngân hàng TNHH Indovina nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động.

Chi phí phải trả ngắn hạn: năm 2020, chi phí phải trả ngắn hạn tăng 355,687,440 đồng, tương đương 400,09%. Trong đó, chi phí hợp tác kinh doanh với Công ty VHSC tăng hơn 416 triệu. Dù tăng nhanh về quy mô nhưng tỷ trọng chi phí phải trả ngắn hạn trên tổng nguồn vốn vẫn là rất nhỏ (0,04 – 0,08%).

Sự thay đổi giá trị nợ ngắn hạn của công ty trên đây là có thể là do công ty vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm thiết yếu, cung cấp nguồn thực phẩm trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 kể từ đầu năm 2020. Hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là lĩnh vực thương mại nội địa với hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ và hệ thống phân phối lớn; doanh nghiệp cũng trực tiếp sản xuất các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chế biến có chất lượng cao. Việc tăng nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp chú trọng cung ứng dịch vụ và sản xuất, các điểm kinh doanh siêu thị được duy trì để phục vụ kịp thời và ứng biến trước tình hình diễn biến khôn lường cho người dân.

Nợ dài hạn

Nợ dài hạn của CTCP Thực phẩm Hà Nội có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2019, nợ dài hạn giảm 3,667,247,936 đồng so với năm 2018, tương đương 9,54%. Năm 2020, khoản mục này tiếp tục giảm 1,390,238,821 đồng, tức giảm 4%. Sự suy giảm của các khoản nợ phải trả dài hạn chủ yếu là do sự giảm đi của các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn và doanh thu chưa thực hiện.

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn: Trong 2 năm liền, các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn của công ty đều có dấu hiệu suy giảm: năm 2019 giảm 2,198,091,384 đồng, năm 2020 giảm 990,035,926 đồng. Nguyên nhân là do công ty công ty không vay thêm các khoản nợ mới, đồng thời thanh toán các khoản vay dài hạn cũ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. Về cơ cấu, các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng tương đổi nhỏ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cao nhất trong năm 2018 cũng chỉ đtạ 2,85%, còn lại đều dưới 2%.

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn: các khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn của công ty là các khoản doanh thu nhận trước về cho thuê tài sản. Năm 2019, khoản này giảm 1,816,806,552 đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, công ty đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ với khách hàng và không phát sinh các khoản nợ mới, số dư doanh thu chưa thực hiện dài hạn của công ty năm 2020 bằng 0.

Năm 2020, nợ dài hạn có thể do tình hình dịch bệnh, doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất, hạn chế nợ dài hạn về các khoản vay và thuê tài chính TSCĐ, các khoản ký quỹ dài hạn, nợ do mua tài sản trả góp dài hạn, ...vv. Trong khi nợ ngắn hạn tăng thể hiện ở lượng hàng tồn kho tăng đáng kể, nợ dài hạn được giữ mức ổn định qua các năm được doanh nghiệp sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản - không ảnh hưởng quá nhiều trong mùa dịch.

3.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

VCSH trong 3 năm liên tiếp không có nhiều biến động đáng kể. Năm 2018, VCSH tăng 3,125,612,501 đồng, năm 2020, tiếp tục tăng thêm 1,068,031,819 đồng. Vốn góp của

các chủ sở hữu không có sự thay đổi (145 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế chưa chi cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ phân phối ổn định; các nguồn vốn và các quỹ chuyên dùng của đơn vị kế toán được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận, bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, ...không biến động đáng kể.

Về cơ cấu, trong năm 2020, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 6,11% gắn liền với giảm xuống của tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và gia tăng tỷ trọng của các mục nguồn vốn sở hữu khác. Nguồn vốn ổn định do không có sự thay đổi đáng kể từ vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi ích cổ đông không kiểm soát. Sự thay đổi nguồn vốn sở hữu mang xu hướng cân đối tài chính với sự tăng nợ ngắn hạn để duy trì sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cân đối giữa nợ và vốn sở hữu công ty phải chú trọng tăng tốc độ nguồn vốn sở hữu nhanh hơn để giải quyết cán cân tài chính trong tình hình hiện tại.

Hiện doanh nghiệp phân phối dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tăng trong giai đoạn dịch bệnh nên các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này. Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị, .. đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định. Như vậy có thể khẳng định, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bảng 12. Tỷ trọng Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trên tổng Nguồn vốn của một số doanh nghiệp cùng ngành

(Đơn vị: %)

Doanh nghiệp Tỷ trọng NPT/TNV Tỷ trọng VCSH/TNV

2018 2019 2020 2018 2019 2020

CTCP Thực phẩm Hà Nội (HAF) 31.63 31.88 37.99 68.37 68.12 62.01

CTCP Thủy sản Mekong (AAM) 7.95 7.07 7.93 92.05 92.93 92.07

CTCP XNK Thủy sản Bến Tre (ABT) 21.64 23.27 24.46 78.36 76.73 75.54

CTCP XNK An Giang (AGM) 49.92 31.64 42.83 50.08 68.36 57.17

Trong năm 3 năm liền, tỷ trọng NPT/TNV của CTCP Thực phẩm Hà Nội có sự thay đổi ở mức tăng 37% vào năm 2020 trong khi CTCP XNK An Giang tăng từ 31% lên 42% cùng năm. Nhìn chung, doanh nghiệp giữ ở tỷ trọng ổn định và có sự cách biệt trong nhiều năm so với 2 doanh nghiệp Thuỷ sản Mekong và Thuỷ sản Bến Tre.

Tỷ trọng VCSH/TNV trong năm 2018 và 2019 của CTCP Thực phẩm Hà Nội giữ ở mức ổn định, tuy nhiên giảm 4% còn 62% ở năm 2020. Các doanh nghiệp còn lại giữ ở mức ổn đinh tương đối qua từng năm: CTCP Thuỷ Sản Mekong nằm ở khoảng 92%, CTCP Thuỷ sản Bến Tre là 76%, CTCP XNK An Giang là 57%. So sánh với tỷ trọng này ở 3 doanh nghiệp còn lại, CTCP Thực phẩm Hà Nội đạt mức tương đối thấp so với 2 doanh nghiệp Thuỷ Sản Mekong và Thuỷ sản Bến Tre.

Nhiều năm nay, thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng, phong phú các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, 'cú sốc" của đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều xáo trộn, khiến ngành thực phẩm Việt Nam chịu tác động lớn. Chuỗi cung ứng nguyên liệu bị “đứt gãy”, tiêu thụ trong nước sụt giảm, đơn hàng xuất khẩu bị hủy bỏ hoặc giảm đáng kể, hoạt động logistics, vận tải hàng hóa bị đình trệ, ùn tắc tại các cảng, hàng hóa và dòng vốn đều thiếu hụt hoặc dồn ứ tại kho, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải duy trì trách nhiệm xã hội tối đa khiến nhiều doanh nghiệp phải chịu khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch Covid-19. Bên cạnh đó, những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng cũng có những ảnh hưởng trái chiều lên doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược thay đổi và ứng phó thích hợp.

Đứng trước “sóng gió”, các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm trong nước vẫn đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo ổn định giá cả thị trường, chủ động thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, chú trọng chất lượng và mẫu mã sản phẩm để chinh phục thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thực phẩm hà nội (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w