Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu: Tăng trưởng xuất khẩu chưa thật ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới và đầu tư nước ngoài. Chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc. Chưa có những ngành hàng chủ lực tạo ra giá trị gia tăng lớn trên cơ sở công nghệ cao. Xuất khẩu chưa thể hiện xu thế công nghiệp hóa, còn thâm dụng ở mức độ lớn tài nguyên thiên nhiên.
Xuất khẩu và bền vững về kinh tế: Chất lượng tăng trưởng thấp hạn chế đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xuất khẩu lệ thuộc quá mức vào thị trường thế giới dễ gây rủi ro khi có những biến động bất ổn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Xuất khẩu và bền vững về xã hội: Chia sẻ lợi ích thương mại chưa thật sự bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng có nguồn gốc thiên nhiên. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong quá trình tự do hóa thương mại. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người nghèo, khu vực nông nghiệp.
Xuất khẩu và bền vững về môi trường: Mở rộng xuất khẩu làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều thêm các yếu
16
tố đầu vào là áp lực gia tăng ô nhiễm. Nếu không có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu xuất khẩu sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao thì thiệt hại kinh tế từ việc suy thoái môi trường sẽ ngày càng lớn.