Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 26)

Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng: Việt Nam đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong giai đoạn 1995-2008. Tốc độ tăng

15

trưởng bình quân giai đoạn này đạt 20%/năm. Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện. Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất hiện một số mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao như điện tử, phần mền máy tính.

Xuất khẩu và bền vững về kinh tế: Tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định trong thời gian qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và ở mức cao. Xuất khẩu đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu đã có những đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô như làm lành mạnh cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm áp lực đối với nợ nước ngoài, giảm thất nghiệp.

Xuất khẩu và bền vững về xã hội: Tăng trưởng xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế do đó tăng thu nhập. Mở rộng xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm, đặc biệt lao động nông nghiệp. Mở rộng xuất khẩu góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. Phát triển xuất khẩu hạn chế các xung đột xã hội, góp phần ổn định chính trị.

Xuất khẩu và bền vững về môi trường: Lợi ích từ xuất khẩu các sản phẩm đa dạng sinh học góp phần bảo tồn và phát triển chúng. Áp lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất thân thiện môi trường. Xuất khẩu tạo thêm kinh phí để phục hồi và tái tạo môi trường.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 26)