Ngọn lửa các bon hoá: O2/C2H2<1,

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn vảy (Nghề Hàn) (Trang 33 - 46)

3 Chế độ hàn vẩy đồng:

3.3.3. Ngọn lửa các bon hoá: O2/C2H2<1,

Hạt nhân của ngọn lửa bị kéo dài ra tọa thành một vành mầu xanh ở cuốn

không có ranh giới rõ ràng với vùng hoàn nguên .Đuôi của ngọn lửa có mầu vàng nhạt .Ngọn lửa các bon hóa có nhiệt độ thấp hơn ngọn lửa bình thường ,có vùng hoàn nguyên thừa các bon rất rễ xâm nhập vào thành phần của kim loại đắp.

Ngọn lửa các bon hóa ít được dùng để hàn thép ,thường dùng để hàn gang, tôi bề mặt, hàn đắp thép cao tốc và hợp kim cứng.

3.4 Công suất ngọn lửa hàn:

Công suất ngọn lửa hàn tính bằng lượng tiêu hao khí trong một giờ,phụ thuộc vào chiều dầy,tính chất lý nhiệt của kim loại .Kim loại càng dầy,nhietj độ

chảy,tính dẫn nhiệt càng caothì công suất ngọn lửa càng lớn.Ví dụ :khi hàn thép ít các bon và hợp kim thấp,hàn gang,đồng thau,đồng thanh,hợp kim nhôm lượng khía xê tylen tiêu hao trong một giờ tính theo công thức sau:

Đối với phương pháp hàn trái:

VC2H2=(100-:-120).S lít/giờ

Đối với phương pháp hàn phải:

VC2H2=(120-:-150) S lít/giờ

Khi hàn hàn đồng đỏ,do tính dẫn nhiệt lớn,nên công suất ngọn lửa được tính theo công thức sau:

Đối với phương pháp hàn trái:

VC2H2=(150-:-200).S lít/giờ (a)

Đối với phương pháp hàn phải:

VC2H2=(120-:-150).S lít/giờ (b) Chú ý: Khi hàn bằng một mỏ hàn ta dùng công thức (a).

Khi dùng hai mỏ hàn,một mỏ hàn để nung nóng ta dùng công thức(a) còn

một mỏ để hàn ta dùng công thức(b)

4.Kỹ thuật hàn vẩy đồng bằng ngọn lửa hàn khí

Mục tiêu

- Chuẩn bị phôi hàn ,vệ sinh sạch mép hàn,gá lắp chắc chắn và hàn đính đúng

yêu cầu kỹ thuật

-Chọn được chế độ hàn(thời gian,tốc độ nung nóng,công suất ngọn lửa)

-Điều chỉnh được góc nghiêng và phương pháp chuyển động của mỏ hàn,dây hàn phụ

- Hàn được mối hàn đúng theo yêu cầu kỹ thuật

-Trình bầy được các phương pháp kiểm tra mối hàn và các dạng sai hỏng mối hàn từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa

-Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh xưởng

4.1.Chuẩn bị phôi:

Trước khi hàn tùy theo chiều dầy của chi tiết và yêu cầu kỹ thuật,tiến hành vát mép hoặc không vát mép.Hình dạng các kích thước kết cấu của mép chi tiết phải chọn đúng như tiêu chuẩn quy định đối với phương pháp hàn khí.Khi hàn vẩy đồng vát mép thường dùng phương pháp cơ khí(phay,bào...)

Cần tiến hành làm sạch mép các chi tiết hàn về cả hai phía khoảng 15 dến 30mm bằng dung dịch hóa chất.Việc làm sạch mép hàn trước khi hàn vẩy đồng là vô cùng quan trọng,vì nó ảnh hưởng rất lớn dến chất lượng của mối hàn sau này

Khi gá lắp nên hàn đính một số điểm để giữ vị trí tương đối của các chi tiết trong quá trình hàn. Đối với các chi tiết mỏng (S<2mm) chiều dài mối hàn

đính khoảng từ 4 đến 5mm,khoảng cách giữa hai mối hàn đính khoảng từ

40 đến 60mm.Đối vối các chi tiết dầy(S>2mm) chiều dài mối hàn đính khoảng từ 20 đến 30mm,khoảng cách giữa hai mối hàn đính khoảng từ

200 đến 300m

Phôi hàn đồng thau niken Cu= 68%,Zn=27%,Ni=5%, tấm( 2 x 100x 200) 2

tấm/ một học sinh. 4.2 Chế độ hàn:

Hàn vẩy đồng thuộc nhóm vẩy hàn cứng , nhiệt độ nung nóng thường từ

720 đến 9000 C

Hàn vẩy đồng thuộc nhóm vẩy hàn mềm, nhiệt độ nung nóng thường từ 150

đến 250độ C

Thòigian nung nóng và tốc độ nung nóng phụ thuộc vào kích thước vật hàn.

Nếu vật hàn càng lớn thì tính dẫn nhiệt càng kém, do vậy thời gian ,tốc độ nung nóng càng càng chậm , nhằm tránh hiện tượng cong vênh và sinh ra nứt nẻ trong khi hàn.

4.3 Góc nghiêng của mỏ hàn và dây hàn phụ

4.3.1 Góc nghiêng của mỏ hàn:

Góc nghiêng của mỏ hàn đối với mặt vật hàn, chủ yếu căn cứ vào bề dày vật hàn tính chất nhiệt lý của kim loại. Bề dày càng lớn góc nghiêng αcàng lớn

Góc nghiêng α phụ thuộc vào nhiệt độ cháy và tính dẫn nhiệt của kim loại. Nhiệt độ càng cao, tính dẫn nhiệt càng lớn.

Góc nghiêng α có thể thay đổi trong quá trình hàn. Để nhanh chóng nung nóng kim loại và tạo thành bể hàn ban đầu góc nghiêng cần lớn hơn so với góc độ chuẩn một chút sau đó tuỳ theo bề dày của vật liệu mà hạ đến góc nghiêng cần thiết. Khi kết thúc để được mối hàn đẹp, tránh bắn toé kim loại, góc nghiêng có thể bằng O0và ngọn lửa trượt trên bề mặt mối hàn.

4.3.2 Góc nghiêng của dây hàn phụ

Khi hàn các chi tiết mỏng có gấp mép thì không cần sử dụng dây hàn

phụ còn trong những trường hợp khác phải sử dụng dây hàn phụ.Do vậy khi hàn có sử dụng dây hàn phụ,thì góc nghiêng của dây hàn phụ thuộc vào chiều dầy vật hàn,khe hở lắp ráp,thường từ:20 đến 750(hợp với bề mặt vật hàn).

4.4.Phương pháp di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ

Chuyển động mỏ hàn và dâyhàn ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành mối hàn căn cứ vào vị trí mối hàn trong không gian, bề dày vật hàn yêu cầu kích thước mối hàn để chọn chuyển động mỏ hàn và que hàn hợp lý.

- Để hàn bằng phương pháp hàn trái các vật không vát mép khi < 3mm

hoặc khi hàn vật tương đối dày bằng phương pháp hàn phải vát mép hoặc không vát mép chuyển động của mỏ hàn và que hàn thường dùng như sau:

Khi hàn mối hàn góc mỏ hàn và que hàn chuyển động theo hình sau:

Khi hàn vật hàn  > 5mm có vát mép mỏ hàn nằm sâu trong mép hàn và chuyển động dọc không có dao động ngang.

4.5.Các dạng sai hỏng và biện pháp phòng ngừa

Những sai lệch về hình dạng,kích thước và tổ chức kim loại của liên kết hàn

so với tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu kỹ thuật làm giảm độ bềnvà khả năng làm việc của nó gọi là các dạng sai hỏng hay còn gọi là khuyết tật mối hàn.Trong

hàn vẩy đồng thường xẩy ra các sai hỏng như:Nứt,Rỗ khí.Lẫn xỉ… 4.5.1 Nứt

Nứt là một trong những khuyết tật nghiêm trọng nhất của liên kết hàn.Trong

quá trình sử dụng nếu mối hàn có vết nứt thì vết nứt dó sẽ rộng dần ra khiến cho cấu kiện bị hỏng,vết nứt có thể sinh ra bên trong hay bên ngoài mối hàn.

+ Nguyên nhân:

-Sử dụng vật liệu hàn chưa đúng

-Tồn tại ứng suất dư lớn trong liên kết hàn

-Tốc độ làm nguội quá nhanhvà bố trí các mối hàn chưa hợp lý.

+ Biện pháp phòng ngừa:

-Sử dụng vật liệu hàn phải phù hợp

-Giải phóng các lực kẹp chặt cho liên kết hàn khi hàn luôn để chúng ở một

trạng thái tự do

-Giảm tốc độ làm nguội và bố trí so le các mối hàn

4.5.2 Lẫn xỉ

Lẫn xỉ hàn là lẫn các tạp chất phi kim loại bị kẹt lại bên trong hoặc trên bề

mặt mối hàn.Lẫn xỉ ảnh hưởng lớn đến độ bền,độ dai va đập và tính dẻo của kim loại mối hàn,giảm khả năng làm việc của kết cấu dưới tác dụng tải trọng động.

+ Nguyên nhân;

-Công suất của ngọn lửa nhỏ,không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại

nóng chảy và xỉ khó thoát lên khỏi vũng hàn

-Mép hàn bẩn chưa vệ sinh triệt để

-Góc nghiêng của mỏ hàn chưa hợp lý

- Tăng công suất ngọn lửa

- Trước khi hàn phải vệ sinh sạch sẽ kẽ đường hàn

- Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn cho phù hợp

+ Rỗ khí: Khi hàn có nhiều thể hơi hòa trong kim loại nóng chảy,những thể

hơi đó không thoát ra được trước lúc vùng nóng chảy nguội,do đó tạo thành rỗ khí.rỗ khí có thể sinh ra bên trong hoặc ở bề mặt mối hàn,nó sẽ làm giảm tiết diện làm việc,giảm cường độ chịu lực và độ kín của liên kết.

- Nguên nhân:

Bề mặt chi tiết hàn bẩn có dính dầu mỡ,gỉ,hơi nước.Nhiệt độ nung nóng

mỏ hàn thấp.

- Biện pháp phòng ngừa:Trước khi hàn phải vệ sinh sạch sẽ kẽ đường hàn

bằng cơ học hay hóa học.Tăng nhiệt độ nung nóng cho mỏ hàn 4.6. Kỹ thuật hàn

4.6.1 Kỹ thuật hàn phải.

Hình2.1: Hàn phải

Hàn từ trái sang phải mỏ hàn đi trước dây hàn phụ theo sau.

Đặc điểm của phương pháp này là ngọn lửa luôn luôn hướng vào bể hàn nên hầu hết nhiệt lượng tập chung vào làm chảy kim loại vật hàn. Trong quá trình hàn do áp suất của ngọn lửa mà kim loại của bể hàn luôn luôn được xáo trộn đều tạo điều kiện cho xỉ nổi lên tốt hơn. Mặt khác do ngọn lửa bao bọc lên bể hàn nên mối hàn được bảo vệ tốt hơn, nguội chậm và giảm được ứng suất và biến dạng do quá trình hàn gây ra.

Phương pháp này thường để hàn các chi tiết có  ≥ 5mm hoặc những vật có nhiệt độ nóng chảy cao.

Phương pháp này có đặc điểm hầu như ngược lại với phương pháp hàn phải trong quá trình hàn ngọn lửa không hướng trực tiếp vào bể hàn, do đó ngọn lửa tập trung vào đây ít hơn. Bể hàn ít được sáo trộn nhiều và xỉ khó nổi lên hơn. Ngoài ra điều kiện bảo vệ mối hàn không tốt, tốc độ nguội của kim loại lớn ứng suất và biến dạng sinh ra lớn hơn so với phương pháp hàn phải. Tuy nhiên trong

phương pháp hàn trái người thợ hàn rất dễ quan sát mép vật hàn vì thế vì thế mối hàn đều, đẹp năng suất cao.

- Phương pháp này thường để hàn các chi tiết có  < 5mm hoặc những

vật liệu có nhiêt độ nóng chảy thấp.

- Thực tế chứng minh vật hàn có <3mm thì tốt nhất dùng phương pháp hàn trái. Vật hàn có  > 5mm dùng phương pháp hàn phải.

- Chọn phương pháp hàn tuỳ thuộc vào vị trí mối hàn trong không gian. Khi hàn bằng có thể hàn phải hoặc trái tùy thuộc theo chiều dày vật hàn. Khi hàn đứng từ dưới lên nên hàn trái những vật hàn có  > 8mm nên hàn phải. Khi hàn ngang nên hàn phải vì ngọn lửa hàn hướng trực tiếp vào mối hàn và có tác dụng giữ giọt kim loại không bị rơi. Khi hàn trần tốt nhất hàn trái.

+. Tiến hành hàn.

- Mồi lửa và điều chỉnh ngọn lửa.

- Giữ mỏ hàn nghiêng một góc khoảng 450so với hướng ngược với hướng hàn, nhân ngọn lửa cách bề mặt vật hàn từ (2~3) mm, mỏ hàn và que hàn

vuông góc với nhau.

- Giữ mỏ hàn tại điểm đầu của đường hàn cho đến khi kim loại của vật

hàn

nóng chảy tạo bể hàn có kích thước khoảng (6~8) mm, tiến hành đưa dây hàn phụ vào bể hàn, khi dây hàn nóng chảy nhấc dâyhàn ra khỏi bể hàn (cách bể hàn khoảng 6 mm) và tiến hành di chuyển mỏ hàn. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho đến hết đường hàn.

- Trong quá trình hàn thường xuyên quan sát bể hàn vàsự nóng chảy của

hai cạnh hàn, điều chỉnh tốc độ hàn hợp lý vàvị trí bể hàn vào đúng vị trí mối ghép. Nêú có hiện tượng quá nhiệt phải tiến hành các biện pháp nhằmgiảm

lượng nhiệt cung cấp vào bể hàn tránh cho mối hàn bị chảy xệ hoặc cháy thủng .

+. Kiểm tra mối hàn: Để đánh giá chất lượng mối hàn,xác định xem mối hàn có phù hợp với cường độ của kết cấu và yêu cầu của việc sử dụng không do vậy việc kiển tra chất lượng mối hàn là vô cùng quan trọng.Có rất nhiều phương pháp kiểm tra,mỗi phương pháp có một đặc điểm riêng.Căn cứ vào yêu cầu của cấu kiện mà áp dụng các phương pháp khác nhau.Thường được kết hợp hai phương pháp kiểm tra trở lên để bổ xung cho nhau

Phương pháp kiểm tra mối hàn có thể chia ra làm 2 loại: kiểm tra phá hủy và kiểm tra không phá hủy

+Kiểm tra phá hủy:.thông thường là kiểm tra cơ tính như:chống kéo ,uốn

nguội,va đập,nén v.v...Nó có thể xác định đượ cường độ cực đại của đầu nối mối hàn,tính dẻo,tính dai cao hay thấp

+Kiểm tra không phá hủy:thường dùng để kiểm tra mặt ngoài,tính kín của kết cấu gồm có những phương pháp :kiểm bằng dung dịch chỉ thị mầu,từ tính,mắt thường,siêu âm,tia x quang,tia gam ma v.v...

Các bước kiểm tra:

- Sau khi hàn ta phải làm sạch bề mặt liên kết hàn(bề mặt mối hàn và vùng

kim loại cơ bản

- Quan sát kỹ bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp

- Kiểm tra kích thước của liên kết hàn so với bản vẽ thiết kế

- Kiểm tra ,kích thước mối hàn chưa hợp lý thì ta phải mài đi và hàn lại theo

đúng yêu cầu kỹ thuật. Kiểm tra kích thước mối hàn bằng các loại thước calip,thước cặp chuyên dụng với độ chính xác cần thiết.

5.2 Sửa chữa khuyết tật:sau khi kiểm tra nếu mối hàn có khuyết tật như ( rỗ khí,lẫn xỉ, nứt) tùy theo vào từng loại khuyết tật ta có thể hàn lại ngay hoăc ta phải đục, mài đi dể hàn lại.

6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. - Quần áo bảo hộ lao động giày, mũ gọn gàng đúng quy định.

- Bình chứa đầy ôxyphải để cách xa ngọn lửa trần ít nhất 5 mét.

- Không đuợc để các chai ôxy ở gần dầu mỡ, các chất cháy và các chai dễ bắt lửa

- Axêtylen có thể gây độc cho con người, khi thấy choáng váng, buồn nôn phải ngồi nơi thoáng mát nhưng không để gió thổi gây lạnh.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy

7 .Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

TT Tiêu chí đánh giá Các pương thức đánh giá Điểmtối đa

Kết quả thực hiện của người

I Kiến thức

1 Các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong hàn khí

Vấn đáp, đối chiếu với nội dung bài học

1,5

1.1 Liệt kê đầy đủ các loại dụng

cụ dùng trong hàn khí 0,75

1.2 Liệt kê đầy đủ các loại thiết

bị dùng trong hàn khí 0,75

2 Nguyên nhiên liệu và vật liệu hàn

Vấn đáp, đối chiếu với nội dung bài học

1 2.1 Liệt kê đầy đủ các loại khí

cháy và các loại thuốc hàn 0,5

2.2 Liệt kê đầy đủ các loại vật

liệu hàn và kim loại phụ 0,5

3 Chọn chế độ hàn khí

Làm bài tự luận và trắc nghiệm, đối chiếu với nội dung bài học 3 3.1 Trình bày đầy đủ cách chọn góc nghiêng mỏ hàn 1 3.2 Nêu đúng cách chọn đường kính dâyhàn phụ 1 3.3 Trình bày cách dao động mỏ hàn chính xác 1

4 Trình bày cách lấy lửa và

chọn ngọn lửa hàn phù hợp Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung

bài học 1,5

5 Trình bày đầy đủ kỹ thuật hàn

vẩyở các vị trí khác nhau Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học

6 Trình bày đúng phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn

(kiểm tra ngoại dạng mối hàn)

Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung

bài học 1

Cộng: 10 đ

II Kỹ năng

1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,

bài thực tập với kế hoạch đã lập

2 Vận hành thành thạo thiết bị

hàn khí Quan sát các thao tác, đối chiếu với quy

trình vận hành 1,5

3 Chuẩn bị đầy đủ nguyên nhiên vật liệu đúng theo yêu cầu của bài thực tập

Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu

với kế hoạch đã lập 1,5

4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn

khí Kiểm tra các yêu cầu, đối chiếu với tiêu

chuẩn. 1

5 Sự thành thạo và chuẩn xác các thao tác khi hàn giáp mối ở các vị trí khác nhau

Quan sát các thao tác đối chiếu với quy

trình thao tác.

2 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn

Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy trình kiểm tra

3 6.1 Mối hàn đúng kích thước (bề

rộng mối hàn, chiều cao mối

hàn... ). 1

6.2 Mối hàn không bị khuyết tật

(khuyết cạnh, chảy xệ, rỗ khí, cháy thủng... )

1 6.3 kết cấu hàn biến dạng trong

phạm vi cho phép 1

Cộng: 10 đ

III Thái độ

1 Tác phong công nghiệp 5

1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn vảy (Nghề Hàn) (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)