Gia đình truyền thống a) Khái niệm

Một phần của tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4 0 đến vấn đề xây dựng gia đình, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (Trang 28 - 29)

II. Những biểu hiện của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Gia đình truyền thống a) Khái niệm

a) Khái niệm

Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái mà người ta quen gọi là “ tam, tứ, ngũ đại đồng đường

b) Đặc điểm

Loại hình sinh hoạt trong gia đình truyền thống thường sẽ ở chung với nhau gồm nhiều thế hệ cùng sinh sống dưới một mái nhà.

Mô hình gia đình truyền thống thường tồn tại ở những vùng nông thôn( phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ )

Bản chất của văn hóa gia đình người Việt truyền thống chính là một tổ chức dựa trên mối quan hệ nghĩa tình nơi mà các thành viên sống và yêu thương, gắn bó với nhau bằng tình thân, sự đồng cảm và thấu hiểu. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, mối quan hệ ông bà, cha mẹ, con cháu được xây dựng theo một tôn ti, trật tự nhất định, có trên có dưới. Ở đó có tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, có tình yêu thương giữa cha mẹ với con cái, sự hiếu thảo, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái, cháu chắt đối với ông bà, cha mẹ. Chính mối quan hệ nghĩa tình ấy đã góp phần tác động đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong gia đình, tạo nên nền nếp, gia phong, lối sống của gia đình. Văn hóa gia đình truyền thống tạo cho mọi thành viên của gia đình một bản lĩnh vững vàng khi hòa nhập với đời sống xã hội.

c) Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

 Luôn sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo tồn, lưu giữ được các truyền thống văn hoá, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ

 Luôn hướng con cái đến những giá trị truyền thống, thắt chặt tôn ti trật tự trong gia đình: kính trên nhường dưới, anh em phải luôn đùm bọc yêu thương lẫn nhau

 Ngoài ra những thế hệ nhỏ hơn trong gia đình truyền thống có thể gần gũi học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước và những thành viên khác trong gia đình.

 Gia đình truyền thống còn lưu giữ được những làng nghề truyền thống “ cha truyền con nối ” , làm phong phú thêm những nét đặc trưng văn hoá.

 Luôn luôn đề cao lợi ích chung của gia đình, tự hào về truyền thống tốt đẹp và lòng nồng nàn yêu quê hương.

 Tỉ lệ ly hôn của các gia đình truyền thống thường thấp hơn gia đình hiện đại

Nhược điểm:

 Gia đình truyền thống đặt nặng lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân từ đó gây cảm giác gò bó, thiếu tự tin cho thành viên trong gia đình khi bước ra ngoài xã hội

 Mối quan hệ được duy trì theo tông pháp và gia trưởng.

 Những gia đình truyền thống thường có những lối suy nghĩ lạc hậu như: trọng nam khinh nữ, con đàn cháu đống, phải sinh được cháu nối dõi,...Chính những suy nghĩ lệch lạc như vậy đến những vấn đề nghiêm trọng cho xã hội.

 Những bậc phụ huynh trong gia đình truyền thống thường có những suy nghĩ áp đặt “

cha mẹ đặt đâu con ngồi đó ” đã tạo áp lực đáng kể lên những thành viên nhỏ hơn trong gia đình.

 Ngoài ra môi trường sinh hoạt quá gần nhau và quá nhiều người dễ tạo ra những xung đột: mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu,...

 Gia đình truyền thống còn có xu hướng xem trọng đàn ông nhất là “ trai trưởng ”, và xem nhẹ vai trò của người phụ nữ trong gia đình.

 Những người phụ nữ con gái trong gia đình truyền thống không được đặt nặng vấn đề học tập thi cử, kiếm tiềm và phải chịu áp lực về việc chăm sóc nhà cửa, chăm con ( con hư tại mẹ, cháu hư tại bà ), phải đặt gia đình bên nội lên trên gia đình nhà ngoại ( con gái gả ra ngoài như bát nước đổ đi ).

Một phần của tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4 0 đến vấn đề xây dựng gia đình, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)