Giải pháp phát huy giá trị gia đình trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Một phần của tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4 0 đến vấn đề xây dựng gia đình, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (Trang 40 - 41)

4.0.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nhấn mạnh, để phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế thì:

 Cần phải thực hiện đồng bộ giữa “giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Như vậy, giá trị của gia đình hiện nay còn được nhìn nhận qua việc thực

hiện chức năng của gia đình, bên cạnh giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình được đánh giá có vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

 Để cụ thể hóa định hướng chiến lược nêu trên, Nhà nước cần cụ thể hóa thành chính sách không chỉ coi gia đình là đối tượng thụ hưởng chính sách mà cần xác định gia đình là đơn vị tham gia vào thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Đầu tư cho gia đình không chỉ để đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội mà chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

 Theo đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế, phúc lợi, chất lượng sống của gia đình, cần hết sức chú ý đến việc định hướng giá trị cho các thành viên gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mục tiêu làm giàu cho gia đình trong bối cảnh kinh tế thị trường là đúng đắn song không vì sự giàu có mà làm tổn hại đến các giá trị khác của gia đình.

 Chú trọng nâng cao giá trị đạo đức, giáo dục lối sống đối với thế hệ trẻ, hướng đến xây dựng con người phát triển toàn diện ngay từ trong gia đình, phát huy trách nhiệm của từng thành viên đối với các vấn đề của gia đình cũng như cộng đồng xã hội.

 Bên cạnh đó, cần quan tâm đến giá trị của các nhóm gia đình thuộc khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn để tiếp tục duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp đang được lưu giữ.

 Ngoài ra những người trưởng thành phải hiểu rằng, tránh lạm dụng công nghệ trong sinh hoạt đời thường. Ví dụ, khi các thành viên trong gia đình ngồi với nhau xung quanh bàn ăn thì không dùng điện thoại di động nữa.

 Tiếp theo, phải làm cho mọi người hiểu rằng, nhìn thấy nhau trên mạng, nghe tiếng nhau qua điện thoại không thể thay thế được những cuộc gặp trực tiếp, nhìn vào mắt nhau và nói những lời yêu thương.

 Dù hàng ngày chúng ta vẫn biết tình hình sức khỏe, công việc của nhau thông qua điện thoại nhưng việc duy trì bữa cơm tối có tất cả các thành viên gia đình là rất đáng quý. Ở đây ăn gì, uống gì không quan trọng, mà là nhìn thấy gương mặt, nụ cười, ánh mắt, âm thanh vui tươi trong giọng nói mới có ý nghĩa lớn.

 Đây mới là sự quan tâm tới nhau đích thực chứ không phải hình thức, màu mè. Từ cách giao tiếp nồng ấm trong một gia đình, chúng ta nhân rộng ra cả cầu thang, tầng (đối với những người sống ở chung cư), cả khu tập thể, khu phố… Còn ở nông thôn, sự kết nối với nhau đã “ ăn ” vào máu người dân rồi.

 Ở khu vực đô thị, cần cởi mở đối với các giá trị gia đình hiện đại, mang xu hướng tiếp thu, hội nhập; đẩy mạnh tuyên truyền và các hoạt động bảo lưu, trao truyền các hệ giá trị truyền thống, chống lại chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, cô lập.

 Để xây dựng và phát huy hệ giá trị gia đình trong điều kiện mới, bên cạnh việc xây dựng hệ giá trị gia đình thì Chính phủ cần kiện toàn và nâng cao năng lực của bộ máy công tác gia đình các cấp.

 Chung quy lại, cái gốc của văn hóa gia đình là sự yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, muốn cho nhau được vui vẻ, hạnh phúc.

 Dùng cái “gốc” này để nhân rộng ra cộng đồng, chắc chắn chúng ta sẽ có được những tác động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Một phần của tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4 0 đến vấn đề xây dựng gia đình, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)