Máy đập trục răng tiếp tuyến đ−ợc dùng để nghiền thô, nghiền vừa và nghiền nhỏ các loại vật liệu cả khô và vật liệu dính −ớt, có độ bền thấp cho đến các loại vật liệu có độ bền rất cao tới 350 Mpa.
Hình 2-10: Máy nghiền kiểu trục răng
Giống nh− máy đập trục răng pháp tuyến, bộ phận làm việc chính của máy đập trục răng tiếp tuyến cũng gồm hai trục nghiền 5 và 6 đặt song song quay ng−ợc chiều nhau (hình 2-10). Khác với máy đập trục răng pháp tuyến, trên các trục nghiền 5 và 6 có gắn các tấm răng nghiền lớn 2; h−ớng của mũi các răng nghiền theo ph−ơng tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động của nó; các gối đỡ của
các trục 5 và 6 đ−ợc cố định trên các bệ đỡ vững chắc; các trục nghiền quay với tốc độ thấp và mô men rất lớn. Tốc độ quay trên mỗi trục khoảng từ 20 - 40 vòng/phút.
Mỗi tấm răng nghiền gồm thân răng 4 và trên nó có gắn các l−ỡi nghiền 3. Mỗi tấm răng nghiền có thể đ−ợc chế tạo với 3 hoặc 4 l−ỡi nghiền. Các răng nghiền nhận mô men quay từ trục nghiền thông qua các then bằng 8.
Các răng nghiền trên mỗi trục đ−ợc xắp xếp theo một thứ tự nhất định: các răng nghiền kế tiếp nhau lệch nhau một góc nào đó sao cho các răng nghiền tạo thành các đ−ờng xoắn nh− trên hình 2-10. Chiều xoắn của các răng nghiền trên hai trục nghiền luôn chiều ng−ợc nhau.
Vật liệu nghiền đ−ợc rót vào phần buồng nghiền giới hạn bởi mặt trên hai trục nghiền, các thành bên 7 và thành chống mòn 9 của máy. Khi các trục nghiền quay, vật liệu nghiền đ−ợc đ−a vào vùng nghiền nhờ chính các răng nghiền. Vùng nghiền là không gian nằm trong buồng nghiền dọc theo tâm hai trục nghiền.
Trong vùng nghiền, vật liệu bị phá vỡ sơ cấp bởi các đỉnh răng nghiền do bị chẻ vỡ; vật liệu cỡ nhỏ hơn sẽ đi sâu vào vùng nghiền và bị ép vỡ. Đây là loại máy đập đ−ợc lựa chọn để thiết kế chế tạo nên quá trình nghiền sẽ đ−ợc phân tích kỹ hơn ở các phần sau.
Máy đập trục răng tiếp tuyến có thể đ−ợc chế tạo với các răng có biên dạng và bằng các kim loại có cơ tính khác nhau tùy theo yêu cầu nghiền và độ bền của vật liệu nghiền. Các răng nghiền cũng có thể đ−ợc bố trí thẳng hàng hoặc bố trí theo kiểu răng xoắn nh− đã nêu trên.
Dẫn động quay cho các trục nghiền có thể là cơ cấu truyền động đơn hoặc truyền động đôi. Cơ cấu truyền động đơn là cơ cấu dùng một động cơ dẫn động cho cả hai trục. Cơ cấu truyền động đôi là mỗi trục đ−ợc dẫn động bằng một động cơ độc lập.
Các máy đập trục răng tiếp tuyến đ−ợc chế tạo theo nhiều cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu nghiền vật liệu. Cỡ máy th−ờng đ−ợc quy định bởi khoảng cách tâm hai trục nghiền. Khoảng cách tâm hai trục nghiền cùng với kết cấu răng với mỗi máy quyết định kích cỡ tối đa của vật liệu có thể nghiền hiệu quả nhất. Chiều dài của buồng nghiền là một thông số quyết định năng suất của máy. Với máy cỡ lớn, cỡ đá nạp vào máy có thể tới 3 m.
Thông th−ờng, các máy đập trục răng tiếp tuyến đ−ợc chế tạo với chiều quay của các trục nghiền h−ớng đ−a vật liệu vào trong vùng nghiền nằm giữa hai trục nghiền. Máy đập trục răng tiếp tuyến còn có thể chế tạo với chiều quay của trục nghiền h−ớng đ−a vật liệu ra hai vùng nghiền nằm dọc sát hai thành bên của buồng nghiền. Loại máy đập này th−ờng dùng để nghiền nhỏ các loại vật liệu có độ bền thấp. Ưu điểm của loại máy đập này là kích th−ớc rất nhỏ gọn nh−ng cho năng suất cao. Với cả hai loại máy đập này, đỉnh răng nghiền luôn h−ớng theo chiều quay của trục nghiền.
−u điểm của các máy đập trục răng tiếp tuyến là chiều cao rót tải nhỏ, kích th−ớc máy nhỏ gọn, nghiền đ−ợc các loại vật liệu có độ bền cao, nghiền đ−ợc cả các loại vật liệu khô và vật liệu dính −ớt.