Quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng sản phẩm của đề tài 36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vật liệu mozai thủy tinh trang trí mỹ thuật (Trang 38 - 43)

IV.1. Quy trình công ngh sn xut

Quy trình công nghệ sản xuất thử sản phẩm của đề tài được mô tả trên sơ đồ hình 14:

Hình 14: Sơđồ công nghệ sản xuất mô zai thuỷ tinh theo phương pháp sơn phủ

Mô tả công nghệ sản xuất:

Các loại kính tấm trắng phẳng có bè dày 3 – 4mm được cắt và mài cạnh thành các viên mô zai không màu kích thước 50x50x3 mm hơạc 50x50x4mm. Các dung dịch sơn trong và đục được pha theo đúng tỷ lệ yêu cầu sau đó được nạp vào súng phun. Súng phun sơn được điều chỉnh để có áp lực phun vào khoảng 20N/cm2. Tiến hành phun sơn tối thiểu 3 lớp trên 1 sản phẩm, mỗi lớp

Kính tấm trắng

Mô zai thuỷ tinh không màu kích thước 50x50x4mm

Sơn đục Sơn trong

Dung dịch sơn màu đục

Dung dịch sơn màu trong

Mô zai thuỷ tinh màu đục màu kích thước 50x50x4mm

Mô zai thuỷ tinh màu trong màu kích

thước 50x50x4mm Cắt, mài cạnh

Pha tỷ lệ Pha tỷ lệ

Súng phun Súng phun

Sản phẩm

sơn được phun cách nhau ít nhất 15 phút. Sản phẩm được để khô tự nhiên trong 1h rồi sau đó được đưa vào sấy theo quy trình. Sau sấy và để nguội tự nhiên, sản phẩm được phân loại, đóng gói và nhập kho.

Các thông số công nghệ chính:

- Kích thước tấm mô zai không màu: 50x50x3mm, 50x50x4mm

- Tỷ lệ % khối lượng trong thành phần dung dịch sơn: sơn đục/dung môi/chất đóng rắn =40/40/20.; sơn trong/dung môi=50/50

- Hàm lượng chất tạo màu trong dung dịch sơn: 2% khối lượng

- Áp lực súng phun sơn: 20N/cm2.

- Số lớp sơn tối thiểu: 3 lớp, thời gian sơn mỗi lớp cách nhau tối thiểu 15 phút.

- Chế độ sấy sản phẩm: 50 – 70oC trong 5h sau đó để nguội tự nhiên

IV.1. ng dng sn phm đề tài

Các mẫu thủy tinh mô zai được nhóm đề tài ứng dụng trong thiết kế, ghép một bức tranh mỹ thuật. Các viên mô zai nhỏ có thểđược ghép với nhau dễ dàng bằng các loại keo dán thông dụng khi tạo một bức tranh mỹ thuật trên các vật liệu gỗ, giấy. Để sử dụng làm vật liệu ốp trang trí cũng có thể các chất két dính vô cơ khác như xi măng, keo dán gạch, keo dán thuỷ tinh…

Hình 16: Một vài mẫu ứng dụng sản phẩm của đề tài

PHN IV: KT LUN VÀ KIN NGH

I. Kết luận

ƒ Nhóm đề tài đã nghiên cứu xây dựng được quy trình sản xuất vật liệu mô zai thủy tinh trang trí mỹ thuật theo 2 phương pháp là sơn phủ và ép. Căn cứ vào ưu nhược điểm của từng phương pháp và chất lượng sản phẩm sản xuất thử, nhóm đề tài lựa chon phương pháp sơn phủ để sản xuất mẫu lớn. Sản phẩm thu được bao gồm 100kg mô zai thủy tinh bao gồm 1 bức tranh mỹ thuật sử dụng mô zai thủy tinh.

ƒ Sản phẩm mô zai thủy tinh của đề tài đã đạt được các chỉ tiêu chất lượng như đăng ký ban đầu. Sản phẩm chế thử đã được đem thử nghiệm thực tế và được đánh giá cao trong ứng dụng trang trí mỹ thuật.

ƒ Các mục tiêu của đề tài ban đầu đặt ra đã được hoàn thành.

II. Kiến nghị

ƒ Với các kết quả thu được, nhóm thực hiện kiến nghị cho đề tài được nghiệm thu.

ƒ Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp, công ty TNHH Thanh Xuân cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

TÀI LIU THAM KHO

1. Khoa Silicat – Xây dựng.Bài giảng chuyên môn Silicat (Kỹ thuật sản xuất thủy tinh) tập I. Đại học Bách khoa Hà Nội – 1994.

2. Khoa Silicat – Xây dựng.Bài giảng chuyên môn Silicat (Kỹ thuật sản xuất thủy tinh) tập II. Đại học Bách khoa Hà Nội – 1994.

3. Tạ Đình Thiên. Công nghệ Thủy tinh xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng – 2004.

4. Nguyễn Anh Tuấn. Nghiên cứu công nghệ chế tạo thủy tinh trang trí kiến trúc. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ mã số RD 52-07 – 2009.

5. Nguyễn Thị Huyền. Giáo trình bài giảng về công nghệ thủy tinh. Đại học Đà Nẵng.

6. George H. Beall, Lina M. Echeverria, Robert W. Pfitzenmaier.

Colored, opaque glass ceramic. US patent no. 5492869 – 1995.

7. Robert W. Pfitzenmaier, Charles C. Smith. Colored glass ceramic and

method. US patent no. 5491155 - 1996.

8. Robert W. Pfitzenmaier. Glass ceramics and color methods. US patent no. 5256600 – 1993.

9. Davi C. Boyd, David A. Tamaro. Colorant glasses. US patent no. 6071839 – 2000.

10. Giancarlo Bisazza, Aldo Besoli. Method to produce tesserae of glass

mosaic containing a metal foil. US patent no. 20050118432A1 –

2005.

11. Giancarlo Bisazza, Aldo Besoli. Device to produce mosaic panels,

relative method and mosaic panels thus obtained. US patent no.

20020020489A1 – 2002.

12. Giancarlo Bisazza, Aldo Besoli. Apparatusfor producing produce

tesserae of glass mosaic containing a metal foil. US patent no.

PH LC

Tính toán chi phí khi sản xuất 100 viên mẫu Mô zai thủy tinh màu đục STT Nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(VND) Thành tiền (VND) 1 Thủy tinh tấm 50x50x4mm viên 100 400 40 000 2 Sơn đục gam 50 300 15 000

3 Màu thủy tinh gam 1 10 000 10 000

Tổng (1) + (2) + (3) 65 000

Chi phí nhân công 6 050

Chi phí điện 4 025

Chi phí khác 2 656

Tổng 77 731

Giá sản xuất 1 viên sản phẩm 777,31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vật liệu mozai thủy tinh trang trí mỹ thuật (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)