vùng Kenyan hồ Victoria
Năm 2002, Mailu Stephen Kaylo đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lục bình lên sinh kế của người dân sống tại vùng Kenyan thuộc hồ Victoria trong đó đã thực hiện xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho kiểm soát lục bình.
Trước thực trạng hồ Victoria vốn là nguồn sinh kế của người dân Kenyan, Đông Phi và Thung lũng sông Nile, việc hồ bị loài lục bình xâm chiếm đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, đặc biệt là câu cá. Nghiên cứu đã chứng minh được qua kết quả Phương pháp bình phương nhỏ nhất- OLS thì các hộ nằm trong vùng không bị “nhiễm” lục bình có mức thu nhập cao hơn, mức giá sẵn lòng chi trả của người dân cho kiểm soát lục bình là khác không chứng tỏ những hộ gia đình có sinh kế tốt hơn khi không có lục bình. Có hai biện pháp kiểm soát được đưa ra là kiểm soát sinh học và kiểm soát vật lý. Kết quả nghiên cứu về WTP cho kiểm soát lục bình thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Mức sẵn lòng chi tra trung bình của hộ gia đình cho kiểm soát lục bình.
(Nguồn: Kaylo, 2002) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức sẵn lòng chi trả của hộ dân cao hơn nếu như mức độ và diện tích bị ô nhiễm bởi lục bình là lớn (các mức độ ô nhiễm lục bình được thể hiện qua Phụ lục 1: Các mức độ ô nhiễm lục bình). Cũng như mức sãn lòng chi trả của hộ trong vùng bị ô nhiễm là cao hơn vùng không bị ô nhiễm. Người dân có khuynh hướng sẵn lòng chi trả cho biện pháp sinh học nhiệu hơn là kiểm soát bằng vật lý. (Kaylo, 2002)
Trang 29