Chủ động phương án tiêu thụ trong các tình huống

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VẢI THIỀU ĐƯỢC TRỒNG TẠI TỈNH BẮC GIANG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID19 BÙNG PHÁT MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HIỆN NAY” (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của bài tập lớn

2.2. Chủ động phương án tiêu thụ trong các tình huống

Trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới diễn biến phức tạp, các thị trường truyền thống của vải thiều có nguy cơ ách tắc, Bắc Giang đã sớm chủ động xây dựng 3 kịch bản thu hoạch và tiêu thụ vải thiều năm 2021. Trong đó có các tình huống: Dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tiêu thụ trong nước 50%, xuất khẩu 50%; Dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, tiêu thụ trong nước 70%, xuất khẩu 30%; Dịch ảnh hưởng toàn diện, hoạt động nhỏ giọt, sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước 90%, xuất khẩu 10%.

Ngày 08/06/2021, UBND tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều từ Bắc Giang đến 21 điểm cầu của các tỉnh, thành phố; 1 điểm cầu tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; 4 điểm cầu của các bạn tỉnh Quảng Tây, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; 2 điểm cầu của các bạn Nhật Bản; 1 điểm cầu tại Australia và 1 điểm cầu tại Singapo. Qua đó, tỉnh triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh. Đặc biệt, Bắc Giang mong muốn tiếp tục phát huy tinh thần hữu nghị, hợp tác với các bạn hàng truyền thống, có sự liên hệ, trao đổi, phối hợp chặt chẽ từ các bạn hàng quốc tế, các tỉnh, thành phố bạn và doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh nông sản.

Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Ánh Dương khẳng định: “Chúng tôi cam kết sẽ chỉ đạo quyết liệt, hết sức cụ thể từng nhóm vấn đề các đại biểu quan tâm với phương châm là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác tiêu thụ vải thiều; phát huy tối đa các kênh phân phối truyền thống

với các bạn hàng trong và ngoài nước; triển khai kênh phân phối thương mại điện tử; linh hoạt phương pháp giao nhận hàng để bảo đảm phòng, chống dịch”.

Đặc biệt, UBND tỉnh Bắc Giang đã chủ động kiến nghị chính phủ chỉ đạo các địa phương “mở luồng xanh” cho phép xe chở vải thiều được lưu thông nhanh chóng qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi có giấy xác nhận an toàn do Chủ tịch UBND tỉnh cấp. Đồng thời đề nghị các các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp, kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố tích cực tham gia tiêu thụ nông sản của Bắc Giang.

Đáng quan tâm, tỉnh Bắc Giang chủ động gửi thông điệp tới các cơ quan báo chí truyền thông, người tiêu dùng “nói không với giải cứu vải thiều” mà cần sự chung tay, giúp sức lan tỏa giá trị của trái vải thiều Bắc Giang. Bởi vì chất lượng nông sản này đã được khẳng định vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe vào nhiều thị trường khó tính và tỉnh có sự chủ động trong các phương án tiêu thụ.

Vụ vải diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm của quốc hội, chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Cùng với chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; các đồng chí lãnh đạo quốc hội, chính phủ còn thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh Bắc Giang; đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… đã về làm việc trực tiếp với tỉnh nhằm động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều.

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VẢI THIỀU ĐƯỢC TRỒNG TẠI TỈNH BẮC GIANG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID19 BÙNG PHÁT MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HIỆN NAY” (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w