7. Kết cấu của bài tập lớn
2.5. Quyết tâm vượt qua, có mùa vải thắng lợi
Nhờ sự chủ động, linh hoạt trong sản xuất và tiêu thủ vải thiều, đến nay, vụ vải thiều đã qua nửa chặng đường, đáng phấn khởi là tiêu thụ thuận lợi. Đến ngày 15/6/2021, toàn tỉnh đã tiêu thụ hơn 113.000/180.000 tấn, trong đó thị trường trong nước chiếm khoảng 60%, còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Campuchia…
Theo đánh giá nhanh của Sở Công Thương, dù đại dịch tác động nhưng giá bán tương đương năm ngoái. Đáng quan tâm là lần đầu tiên, vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên) được xuất sang thị trường Nhật Bản và dự kiến vụ vải thiều năm nay, toàn tỉnh sẽ có 1.000 tấn được người dân nước này đón nhận. Các thị trường mới như Mỹ, Châu Âu, Campuchia, Singapo… tiếp tục được khai thác, nâng sản lượng xuất khẩu.
Vụ vải thiều sớm thắng lợi. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đúc rút kinh nghiệm: “Việc vải sớm được mùa, được giá trong điều kiện tỉnh phải căng mình chống dịch Covid-19 là dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện
“mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Mấu chốt để giải bài toán này là Bắc Giang chủ động bám sát thực tiễn, lường trước vấn đề phát sinh để tháo gỡ kịp thời, không thụ động”. Kết quả bước đầu đã khẳng định hướng đi, cách làm đúng đắn trong bảo đảm an toàn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế mà một trọng những nhiệm vụ quan trọng là tiêu thụ vải thiều. Đây cũng là động lực để Bắc Giang tiếp tục quan tâm, hoàn thành tốt công tác tiêu thụ vải thiều.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những diễn biến bất lợi do đại dịch Covid- 19, song năm 2021, Vải Thiều Bắc Giang được đánh giá có chất lượng tốt nhất và có sản lượng lớn nhất trong những năm gần đây. Với sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tỉnh, Bắc Giang đã có vụ vải thiều được mùa được giá, góp phần thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn (tăng trên 50.850 tấn, tương đương tăng 30,8% sản lượng so với năm 2020). Trong đó, vải chín sớm tiêu thụ đạt 58.805 tấn (tăng 11.130 tấn, tương đương tăng 23,35% so với năm 2020), vải chính vụ tiêu thụ đạt trên 15.047 tấn (tăng 39.722 tấn, tương đương tăng 33,86% so với năm 2020). Giá bán luôn được duy trì ổn định từ đầu vụ đến cuối vụ, bình quân của cả vụ đạt 19.800 đồng/kg, cơ bản tương đương, thậm chí có thời điểm cao hơn những năm không có dịch. Tổng doanh thu vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng (tương đương với năm có doanh thu cao nhất), trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt 4.274 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.547 tỷ đồng.
Tiểu kết chương 2
Dù phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ tư vào đúng thời gian thu hoạch mua vải thiều năm 2021, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực phối hợp
với các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo tiêu thụ vải thiều đạt kết quả thành công.
Ở chương 2, đã tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình thị trường vải thiều được trồng tại tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát phát mạnh trên địa bàn tỉnh hiện nay, bao gồm một số nội dung tỉnh Bắc Giang đã triển khai như sau: bảo vệ nghiêm ngặt vùng vải chất lượng cao, không Covid-19; chủ động phương án tiêu thụ trong các tình huống; bán vải trực tuyến, mở rộng sàn thương mại điện tử; mở luồng xanh, vải thiều đi máy bay, xuất ngoại nhanh hơn; quyết tâm vượt qua, có mùa vải thắng lợi.
CHƯƠNG 3 BÀI TẬP
Thị trường về sản phẩm gạo có hàm cung, hàm cầu sau: Cầu về gạo là QD = 45 - 2P; (1)
Cung về gạo là QS = P - 15. (2) Đơn vị tính Q (100kg); P ($/100kg).
a. Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay: QD = QS 45 - 2P = P - 15 2P + P = 45 +15 3P = 60 P = 20 Thay P vào (1) ta có: Q = 45 - 2P Q = 45 - 2 x 20 Q = 5
Vậy thị trường cân bằng tại điểm A (Q = 500 kg; P = 20 $/100kg) b. Khi lũ lụt xảy ra làm mất mùa, nguồn cung gạo giảm đi, khiến chính phủ phải trợ cấp để tăng nguồn cung với mức trợ cấp là 3$/100kg, cầu không đổi (QD = 45 - 2P).
Khi chính phủ trợ giá 3$/100kg thì hàm cung mới: Ptc = P - 3 (Thay P = Qs +15 vào phương trình) Ptc = Qs +15 – 3
Ptc = Qs + 12
Suy ra: QS = Ptc – 12 (3)
Khi có mức trợ của chính phủ, hàm cung thay đổi => điểm cân bằng thị trường thay đổi
Thị trường mới cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay: QD = QS
45 - 2Ptc = Ptc - 12 2Ptc + Ptc = 45 +12 3Ptc = 57
Ptc = 19 Thay Ptc vào (3) ta có:
Q = Ptc -12 Q = 19 - 12 Q = 7
Vậy thị trường cân bằng mới tại điểm cân bằng mới B (Q = 700kg; P = 19 $/100kg).
c) Độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng hai điểm giá cân bằng: P1 = 20; Q1 = 5 và P2 = 19; Q2 = 7
Áp dụng công thức:
ED P
Ý nghĩa: Độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng giá từ 20 ($/100kg) xuống 19 ($/100kg) là -6.5, cho biết trong khoảng giá từ 20 ($/100kg) xuống 19 ($/100kg) nếu giá bán tăng lên hoặc giảm xuống 1% thì sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa đó giảm xuống hoặc tăng lên 6,5%.
KẾT LUẬN
Vượt qua khó khăn, thách thức của dịch Covid-19, Bắc Giang - địa phương có diện tích vải thiều lớn nhất cả nước, đã có một mùa vụ thắng lợi trên nhiều phương diện.
Hơn 6.800 tỷ đồng là doanh thu trong vụ vải thiều Bắc Giang năm nay. Một mùa vụ đặc biệt, thậm chí chưa từng có tiền lệ khi thời vụ thu hoạch đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên địa bàn. Thế nhưng, vượt lên tất cả khó khăn, với sự chủ động linh hoạt, Bắc Giang đã có một mùa vụ thắng lợi trên nhiều phương diện: sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất từ trước tới nay.
Vụ vải năm nay đúng vào thời điểm dịch COVID-19 diễn ra tại nhiều địa phương. Tỉnh Bắc Giang đã chủ động, linh hoạt trong điều hành. Thu hoạch và tiêu thụ được tổ chức khép kín, tạo "luồng xanh" trong việc tiêu thụ, đưa doanh nghiệp đến tận nơi thu mua.
Trong vụ này, tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch hơn 215.000 tấn, tăng hơn 35.000 tấn so với dự kiến ban đầu. Vượt qua khó khăn, thách thức của dịch Covid-19, quả vải Bắc Giang có mặt khắp cả nước, được xuất xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu.
Khó khăn chồng chất khó khăn khi vừa phải chống dịch, vừa phải thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn vải thiều. Thế nhưng, thành công trong vụ vải thiều năm nay cho thấy sự quyết tâm của tỉnh Bắc Giang trong việc thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển sản xuất.
Bài tập lớn là kết quả tổng hợp những nội dung em đã nghiên cứu, bao gồm những nội dung sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung thị trường, cung và cầu hàng hóa.
- Chương 2: Đánh giá tình hình thị trường vải thiều được trồng tại tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trịnh Việt Tiến và THS Cồ Huy Lệ (đồng chủ biên) (2019), Tập bài giảng Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Nội vụ Hà Nội.
Topica, link dẫn: eldata10.topica.edu.vn/ECO101/Giao %20trinh/04_ECO101_Bai2_v2.3014106226.pdf.
3. Minh Ngọc, Trịnh Lan và Ngọc Nhi (2021), Vải thiều Bắc Giang vượt bão Covid-19, trang web Báo Bắc Giang, đường link dẫn: baobacgiang.com.vn/bg/emagazine/362326/vai-thieu-bac-giang-vuot-bao- covid-19.html, (16/06/2021).