Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục truyền thống yêu

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện cai lậy, tỉnh tiền giang hiện nay (Trang 34 - 42)

nƣớc cho thanh niên huyện Cai Lậy.

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội huyện Cai Lậy

Huyện Cai Lậy là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang, gồm 01 thị trấn và 27 xã. Diện tích tự nhiên 436,2 km2, phía bắc giáp với tỉnh Long An, phía đông giáp hai huyện Tân Phước, Châu Thành tỉnh Tiền Giang , phía nam giáp hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía tây giáp với huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang , trung tâm huyện cách thành phố Mỹ Tho 30 km về hướng tây tây bắc. [23, tr 9]. Lấy quốc lộ 1 A làm ranh giới, hầu hết diện tích phía nam huyện là đất phù sa, quanh năm có nước ngọt từ sông Tiền tươi mát. Phần còn lại ở phía bắc là vùng đất trũng, thấp, hàng năm có nhiều tháng bị nước phèn.

Huyện Cai Lậy là huyện nông nghiệp, nhân dân có tinh thần cần cù lao động, sáng tạo, có kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời cùng với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, Cai Lậy đã trở thành nơi sản xuất lúa nổi tiếng. Ngoài cây lúa, Cai Lậy còn có nhiều loại cây trái ở miệt vườn. Được sông Tiền bồi đắp và hệ thống kinh rạch tưới tiêu, nước ngọt dồi dào, đất đai trở nên màu mỡ, với các loại cây ăn trái nổi tiếng như sầu riêng, cam, quít, chôm chôm, nhãn...

Nhiệm kỳ qua với tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm cao, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát huy truyền thống tự lực tự cường, đoàn kết phấn đấu, ra sức khắc phục khó khăn, tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: kinh tế của huyện tiếp tục phát triển,

chất lượng cao hơn 5 năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi sâu sắc: 27/27 xã có đường ô tô đến tận trụ sở, 100% có điện, 99,7% số hộ sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất. Trường học, trạm xá và nhiều công trình công cộng được xây dựng kiên cố, khang trang. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, thông tin tuyên truyền mở mang đến tận vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa của người dân. Công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với đất nước được Đảng bộ, chính quyền và toàn dân quan tâm. An ninh chính trị, trật tự xã hội luôn đảm bảo ổn định để làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. [17]

Về dân số tính đến thời điểm 2011 có: 307.022 người, đa số là người Kinh, kế đến là người Hoa. Mật độ dân số 782 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng/năm. [14, tr 13].

Về giáo dục, tổng số trường học trên địa bàn huyện là 95 trường, trong số này có 15 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm 13 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở và 01 trường trung học phổ thông . [45].

Về kinh tế, huyện Cai Lậy chủ yếu phát triển nông nghiệp với 80% diện tích sản xuất nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện nhân dân Cai Lậy phát huy truyền thống cách mạng bất khuất, anh dũng, kiên cường, đoàn kết một lòng từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từng bước đưa kinh tế - xã hội của huyện dần dần đi vào ổn định đạt được nhiều thành tựu. Nông dân Cai Lậy đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những cánh đồng lúa từ một vụ lên hai, ba vụ mỗi năm, chuyển những thửa ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cây màu và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay diện tích trồng lúa của huyện là 51.471 ha/năm với sản lượng 291.002 tấn. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay huyện quan tâm chỉ đạo

tăng cường việc ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để phát triển sản xuất lúa, cây ăn trái đạt chất lượng cao.

Về văn hóa thể dục thể thao trong những năm qua các cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn, vụ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ chính trị của huyện. Hoạt động văn hóa, văn nghệ được chú trọng tổ chức thực hiện góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa được triển khai rộng khắp, mang lại nhiều kết quả, với trên 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Trên địa bàn huyện có 162 ấp, khu phố và 09 xã được công nhận đạt văn hóa. [46].

Các hoạt động triển lãm hiện vật lịch sử, được tổ chức nhân dịp lễ, tết góp phần giải quyết tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử được quan tâm thực hiện, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, nâng dần mức độ hưởng thụ văn hóa trong nhân dân.

2.1.2. Truyền thống yêu nước của nhân dân huyện Cai Lậy

Cai Lậy Là huyện nằm phía tây của tỉnh Tiền Giang, là địa phương giàu truyền thống cách mạng, đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, là huyện có phong trào cách mạng rất sớm. Khi Pháp đánh chiếm Gia Định Mỹ Tho triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng giặc, nhưng phong trào kháng Pháp diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng. Như khởi nghĩa Trần Duy Hòa ở Tân Thành 1861-1862), Võ Duy Vương và Đốc Binh Kiều ở Đồng Tháp 1861-1866 , sau khởi nghĩa của Võ duy Vương và Đốc Binh Kiều thất bại, Tứ Kiệt là bốn vị tướng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này đã lấy địa bàn huyện Cai Lậy làm căn cứ tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Đầu thế kỷ XX, hàng loạt phong trào yêu nước như Thiên Địa hội, Minh Tân, hội kín Nguyễn An Ninh... được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Trong cao trào cách mạng 1930- 1931, tháng 5- 1931 tại chùa Khánh Sơn thuộc khu 4, thị trấn Cai Lậy , Đảng bộ huyện Cai Lậy được thành lập. Sự ra đời của Đảng bộ huyện Cai Lậy là nhân tố chính quyết định mọi thắng lợi của phong trào cách mạng ở địa phương.

Khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23/11-1940 là một chấm son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng ở Cai Lậy. Ngày 23/8/1945, Đảng bộ đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công ở địa phương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các địa danh như Cái Gáo, Ban Dầy, Láng Biển, Cặp Rằn Núi, xóm Vuông, vườn cò Long Khánh, Cẩm Sơn, Long Tiên... đều gắn liền với những sự kiện lịch sử và những chiến công vang dội, góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước vào năm 1954.

Phát huy truyền thống cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ nhân dân Cai Lậy nổi lên những tấm gương tiêu biểu như; Tứ Kiệt vì nước quên mình vì dân giết giặc, nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế. Bốn ông làm thất bại nhiều cuộc càn quét của thức dân Pháp trên Cai Lậy. Để ghi nhớ công ơn của Bốn ông nhân dân Cai Lậy lập lăng miếu thờ. Lăng Tứ Kiệt được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; Trừ Văn Thố hi sinh năm 1963, anh đã nêu cao phẩm chất anh hùng cách mạng, sẵn sàng hi sinh tính mạng vì sự nghiệp hòa bình, độc lập, tự do của tổ quốc. Sự hi sinh anh dũng, cao cả của anh đã trở thành niềm tự hào cho đồng bào, chiến sĩ, và lớp lớp các thế hệ mai sau, được quần chúng yêu mến và kính phục vị anh hùng lấp lỗ châu mai và ca ngợi anh là: “Phan

Đình Giót” miền Nam. Ngày 05 tháng 5 năm 1965, liệt sĩ Trừ Văn Thố

được nhà Nước truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng III và danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân’’. Cùng các chiến công tiêu biểu chói lọi làm rạng danh Cai Lây, đặc biệt trong đánh Mỹ không ai quên được chiến thắng “Ấp Bắc” diễn ra ở xã Tân Phú huyện Cai Lậy và

giành thắng lợi vào ngày 02/01/1963 làm thất bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” góp phần phá sản kế hoạch Stalay-Taylo. Chiến thắng Ấp Bắc đã báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam; chiến thắng Ba Rài 15/9/1967 làm thất bại chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” của đế quốc Mỹ; cùng với những tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lịch sử kháng chiến cứu nước của huyện như Trừ Văn Thố, Đoàn Thị Nghiệp, Thái Thị Kiểu....

Cai Lậy oai hùng trong chiến đấu nhưng cũng là mảnh đất đầy đau thương trong chiến tranh. “Cai Lậy, Củ Chi, Điện Bàn” là ba huyện có truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm nhất ở Miền Nam; huyện có nhiều đối tượng được hưởng chính sách với 397 mẹ Việt Nam anh hùng, 7.949 liệt sĩ, gần 3.000 thương bệnh binh và 5.000 gia đình hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Số lượng gia đình có công cách mạng ở huyện Cai Lậy đứng hàng đông nhất của cả nước với 25.000 gia đình. Với truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, ngày 31 tháng 10 năm 1978 lực lượng vũ trang huyện Cai Lậy được Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đó chính là cơ sở tạo nên giá trị truyền thống của nhân dân huyện Cai Lậy [3, tr 25].

Giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, của địa phương phụ thuộc rất lớn vào thế hệ trẻ huyện Cai Lậy nói riêng. Trong thời gian qua Đảng bộ và nhân dân Cai Lậy phát huy truyền thống cách mạng bất khuất, anh dũng, kiên cường, đoàn kết một lòng từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từng bước đưa kinh tế - xã hội của huyện dần dần đi vào ổn định đạt được nhiều thành tựu. Năm 2013, Cai Lậy trở thành đô thị loại IV, huyện Cai Lậy sẽ được nâng cấp thành thị xã phía tây của tỉnh Tiền Giang.

2.1.3. Khái quát về thanh niên huyện Cai Lậy

Tổng số thanh niên trên địa bàn huyện là 36.510, chiếm 11,9% dân số. Trong đó, thanh niên nông thôn chiếm 80%, đây là lực lượng có tiềm năng to lớn trong xây dựng và phát triển nông thôn mới, là một lực lượng xung kích, tình nguyện ủng hộ và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thanh niên công nhân viên chức chiếm 2,5% là lực lượng rất năng động, sang tạo, tự giác học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ; thanh niên trong lĩnh vực vũ trang chiếm 2,3% là lực lượng luôn giữ vững và phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ và người chiến sĩ công an nhân dân, luôn trung thành với Đảng và nhân dân, có nhận thức chính trị đúng đắn, ý thức kỷ luật cao, hăng say trong học tập, rèn luyện. Đây là lực lượng tiên phong trong việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thanh niên các tín đồ tôn giáo chiếm 0,5% là lực lượng phấn khởi trước những chính sách của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp trong các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, làm việc nghĩa, sống tốt đời đẹp đạo; thanh niên

học sinh chiếm 70% là lực lượng có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, rèn

luyện có ước mơ hoài bão, nhiều tấm gương vượt khó học giỏi đạt được các giải thưởng cao qua các kỳ thi cấp tỉnh và cấp quốc gia [8].

Nhìn chung thanh niên huyện Cai Lậy hiện nay có lòng yêu nước nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; có nhận thức thái độ đúng đắn, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển của cả nước nói chung và của huyện Cai Lậy nói riêng. Thanh niên Cai Lậy quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của huyện nhà; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và công tác, mong muốn đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc

hậu, sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng. Nhiều tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành những người có ích. Tỷ lệ thanh niên có ý thức chính trị tốt, phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng tăng. Theo số liệu báo cáo 2007 - 2012 giới thiệu 816 đoàn viên ưu tú cho Đảng, đã xem xét kết nạp được 490 đoàn viên vào hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam chiếm 72,7%. Công tác phát triển thanh niên vào đoàn viên, hội viên được chú trọng trong nhiệm kỳ qua đã phát triển 5.795 đoàn viên, hội viên. Nâng tổng số đoàn viên toàn huyện hiện là 15.320 đoàn viên chiếm 41,69% so với tổng số thanh niên có mặt tại địa phương [44].

Thanh niên Cai Lậy là lực lượng kế thừa và tiếp bước các thế hệ cha anh để bảo vệ, xây dựng đất nước và thúc đẩy xã hội phát triển. Là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vai trò, vị trí của thế hệ thanh niên ngày càng được nâng cao hơn, nhất là trong thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.

Thanh niên Cai Lậy dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hăng hái tham gia, không ngại khó khăn, có ý chí vươn lên để lập thân, lập nghiệp, luôn khát khao sống và có ích cho xã hội và ý thức trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng quê hương, đất nước. Trong điều kiện hội nhập, đứng trước những yêu cầu và thách thức thanh niên đang gặp phải khó khăn, còn bộc lộ hạn chế. Đó là trình độ học vấn, nghề nghiệp, tay nghề chưa ngang tầm với thời đại ngày nay, thanh niên chưa có việc làm, hoặc có việc làm chưa ổn định còn cao, đặc biệt thanh niên nông thôn. Một bộ phận thanh niên sống thiếu ước mơ, lý tưởng, thiếu sự rèn luyện chạy theo lối sống xa hoa, đua đòi, thực dụng, không chịu học, nhận thức lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, ít hiểu biết, không chấp hành pháp luật, thiếu trách nhiệm với gia đình xã hội, mất lòng tinh vào chế độ vào sự lãnh đạo của Đảng, chạy theo lối sống hướng ngoại lãng quên truyền thống của dân tộc, truyền thống yêu nước bị “mờ nhạt”.

Công tác giáo dục truyền thống của dân tộc, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tổ chức Đoàn Thanh niên trong huyện, xem đây là công tác hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên trong tình hình mới. Để thế hệ thanh niên phát triển toàn diện và hoàn thành sứ mệnh to lớn như vậy trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Một trong vấn đề thanh niên Cai Lậy quan tâm hiện nay nhất là “học vấn” điểm trung bình 1.77 . Hiện thực cuộc sống ngày nay cũng đã minh chứng cho vấn đề quan tâm này. Học vấn như “một tấm giấy thông hành “ giúp cho bất cứ ai hội nhập trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vấn đề quan

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện cai lậy, tỉnh tiền giang hiện nay (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)