Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác giáo dục truyền

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện cai lậy, tỉnh tiền giang hiện nay (Trang 42 - 71)

truyền thống yêu nƣớc cho thanh niên huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Trong thời gian qua công tác giáo dục truyền thống yêu nước huyện Cai Lậy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhờ sự quan tâm của các tổ chức Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên, các thiết chế xã hội - văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước huyện Cai Lậy. Để đánh giá các kết quả đạt được chúng tôi dựa trên các phương pháp như tổng kết thực tiễn, so sánh, đối chiếu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu, phương pháp điều tra xã hội học nhằm đánh giá nội dung, chất lượng công tác giáo dục truyền thống yêu nước ở huyện Cai Lậy. Bên cạnh những kết quả đạt được còn những hạn chế chủ quan, khách quan của chủ thể, đối tượng giáo dục, nội dung, phương pháp chậm đổi mới chưa thu hút đối tượng. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống yêu nước trong thời gian tới ở chương 3.

Để có cái nhìn khái quát và thực tế về thực trạng công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện Cai Lậy hiện nay, tác giả luận văn đã tổ chức thực hiện cuộc khảo sát thăm dò lấy ý kiến đánh giá của 450 đối tượng là cán bộ, đảng viên, đoàn viên và học sinh cư trú trên địa bàn huyện Cai lậy, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong độ tuổi thanh niên và trung niên, trong đó đối tượng thanh niên chiếm phần lớn trong tổng số người tham gia cuộc khảo sát.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2012.

Phương pháp chọn mẫu trong cuộc khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các đối tượng tham gia khảo sát đa số là học sinh ở 02 trường Trung cấp nghề khu vực Cai Lậy, trường trung học phổ thông Đốc Binh Kiều huyện Cai Lậy là đoàn viên, thanh niên là đối tượng chính cho đề tài nghiên cứu. Đối tượng còn lại là cán bộ, đảng viên ở các chi, đảng bộ đang được bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nâng cao trình độ tại Trung tâm giáo dục chính trị huyện Cai lậy. Đây là lực lượng chuyển tiếp giữa truyền thống, hiện tại và tương lai. Họ là người nhận sứ mệnh cao cả: giữ gìn, truyền bá và phát triển truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Công tác điều tra thu thập số liệu được thực hiện bằng phương pháp phát phiếu thăm dò trực tiếp.

2.2.1.Thành tựu và nguyên nhân của công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện Cai Lậy

2.2.1.1. Thành tựu công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện Cai Lậy

* Hoạt động lãnh đạo, tổ chức của các cấp ủy Đảng và Chính quyền

Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định công tác giáo dục truyền thống cho thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó nội dung giáo dục truyền thống

yêu nước cho thanh niên là cốt lõi và xuyên suốt trong mọi hoạt động của mình. Thường xuyên tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục truyền thống địa phương cho thanh niên; lồng ghép nội dung giáo dục trong tất cả các mặt công tác, các phong trào thi đua để giáo dục và rèn luyện thanh niên.

Trong những năm qua, nhân dân Cai Lậy phát huy truyền thống cách mạng bất khuất, anh dũng, kiên cường, đoàn kết một lòng từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từng bước đưa kinh tế - xã hội của huyện dần dần đi vào ổn định, đã đạt được nhiều kết quả. Như cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉ trọng đạt 102,36% năm 2012; Công nghiệp xây dựng đạt 105,14% năm 2012; Thương mại dịch vụ từ 10,68% năm 2005 tăng lên 16,8% năm 2012; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 10,5%/năm. Từ đó GDP tăng bình quân khoảng 8,56%/năm, thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 14,5 triệu đồng/năm. Cấp ủy Đảng lãnh đạo tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với đất nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ huyện Cai Lậy, đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 5,435 tỷ đồng xây dựng và sửa chữa 562 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng được quan tâm, vận động quỹ vì người nghèo được 15,247 tỷ đồng xây dựng 2.592 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo; hàng năm các xã, thị trấn đã vận động trên 500 triệu đồng tổ chức lễ giỗ liệt sĩ 27/7, từng bước hình thành ngày hội toàn dân.

Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có mối quan tâm nhất định đến việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nhất là truyền thống yêu nước. Luôn chú trọng đến công tác giáo dục thế hệ thanh niên mới theo hướng, làm sao cho “Thế hệ thanh niên mới đó vừa là kết tinh những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, vừa là con người mới hiện đại, có đầy đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời có trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cao để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới” [43].

Qua kết quả cuộc khảo sát 450 phiếu: Trong điều kiện đất nước thanh bình như hiện nay, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên: có 71 phiếu cho là cần thiết, chiếm 15,8%; có 379 phiếu cho là rất cần thiết, chiếm 84,2%; không có phiếu không cần thiết. Qua kết quả khảo sát cho thấy công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên hiện nay là rất cần thiết. Chính vì vậy, thời gian qua, công tác giáo dục truyền thống yêu nước của huyện Cai Lậy được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền trong huyện. Công tác này, được triển khai bằng những hoạt động cụ thể, dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tìm hiểu lịch sử truyền thống ở các Đảng bộ xã, huyện; triển khai các cuộc vận động; trao đổi tọa đàm; tổ chức các hoạt động giao lưu truyền thống giữa các đơn vị quân đội, gặp tọa đàm với các nhân chứng lịch sử; mít tinh tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn nhằm ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, địa phương ....

Một minh chứng cho thành tựu của công tác giáo dục truyền thống yêu nước của huyện Cai Lậy chính là kết quả kiểm tra một số kiến thức nhất định về lịch sử vùng đất Cai Lậy của người dân. Phần nhiều những người tham gia khảo sát trả lời đúng về kiến thức lịch sử của quê hương mình. Tỷ lệ ý kiến trả lời “không biết/không nhớ” chiếm rất ít. Cụ thể như khi nói đến chiến thắng tiêu biểu của quân và dân huyện Cai Lậy trong chống giặc ngoại xâm, hầu hết người dân đều có thể biết và kể tên hai chiến thắng vang dội nhất đó là Ấp Bắc 424 phiếu chiếm 94,2% và chiến thắng Ba Rài 413 phiếu chiếm 91,8%. Và đa phần người dân Cai Lậy 94% người trả lời trong cuộc khảo sát đều nhận biết về thời điểm diễn ra chiến thắng Ấp Bắc của quân dân huyện Cai Lậy, đó là thời kì chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc và Ấp Bắc cũng nằm trong tình thế chung của đất nước. Và quân dân Ấp Bắc đã thể hiện tinh thần chiến đấu hết mình và giành chiến thắng cho địa phương. Hiện nay, khu di tích Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đang là địa chỉ thu hút nhiều du

khách trong và ngoài nước. Hoặc khi trả lời câu hỏi: “Anh hùng, liệt sĩ Trừ Văn Thố hi sinh trong trường hợp nào?”, có đến 87,1% người trả lời đúng về sự kiện này.

Tuy nhiên, khi được hỏi: “Anh chị đánh giá như thế nào về công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện Cai Lậy hiện nay?” Kết quả 63% cho là chưa tốt chỉ ở mức trung bình; có 37% trả lời tốt. Qua kết quả trên cho thấy, các cấp ủy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chưa quan tâm lãnh đạo tốt công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên hiện nay, còn xem nhẹ công tác này.

Mặt khác, niềm tin của người dân Cai Lậy đánh giá về hiệu quả tích cực của công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên hiện nay cũng có nhiều khả quan. Khi được hỏi “Suy nghĩ của anh chị về công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên hiện nay có đem lại hiệu quả tích cực không?”, kết quả khảo sát như sau:

Biểu đồ 2.2: Hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên

Chỉ có 8% ý kiến đánh giá những hoạt động nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên mà địa phương đang triển khai không mang lại hiệu quả tích cực. Điều này minh chứng rằng thời gian qua, công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên ở Cai Lậy đã có những bước tiến đáng kể, mang lại niềm tin cho người dân.

Ngày nay, trước những biến đổi đa dạng, phức tạp về đạo đức của thanh niên, Đảng và Nhà nước ta đã có một số văn bản quan trọng, những định hướng lớn về công tác thanh niên; trong đó có nội dung giáo dục truyền thống cho họ như: Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí phát triển thể lực, trí lực, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc Điều 66 [30]; Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đặt ra yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng thanh niên thành “thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, giàu lòng yêu nước... vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa” [21]. Tiếp đó là Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị “Về một số định

hướng lớn trong công tác tư tưởng” ngày 18/2/1995 khẳng định: Đưa nội

dung giáo dục lý tưởng cách mạng và các quan điểm của Đảng, giáo dục phát huy truyền thống vào chương trình giáo dục của Đoàn thanh niên [22].

Công tác giáo dục truyền thống yêu nước được xem là một trong những công tác trọng tâm nhằm không ngừng nâng cao nhận thức tư tưởng và rèn luyện cho thanh niên có tri thức, có ý chí, niềm tin và tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức mở 44 tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn có 11.500 học viên tham dự. Bên cạnh đó, huyện còn tổ chức hội nghị báo cáo viên,

tuyên truyền viên được 22 buổi thông tin thời sự trong nước và quốc tế có 1.869 lượt người dự.

Thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân” [15]. Đến nay có 22/28 xã, thị trấn hoàn thành việc biên soạn lịch sử Đảng bộ ở cấp mình, còn 06 xã đang trong giai đoạn thu thập nguồn tin, chứng cứ để hoàn thành công trình biên soạn lịch sử. Nhìn chung công tác biên soạn, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đạt được nhiều kết quả, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ các cấp.

Dưới sự chỉ đạo chung của các cấp lãnh đạo huyện Cai lậy, thông qua nhiều hình thức giáo dục phong phú, đa dạng và chú trọng tiến hành giáo dục, tác động thường xuyên nên nhận thức của người dân, nhất là thanh niên huyện Cai Lậy về giá trị truyền thống yêu nước ngày càng được nâng cao. Trong khảo sát xếp hạng mức độ quan trọng của các giá trị truyền thống thang điểm 1 - 5 từ cao xuống thấp điểm trung bình. Kết quả khảo sát các giá trị truyền thống, “yêu nước” được xem là giá trị quan trọng nhất trong đời sống hiện nay và nên được giáo dục cho các thế hệ điểm trung bình 2.03 . Giá trị thứ hai là “đoàn kết”, vì khi yêu nước thể hiện bằng sự đoàn kết trong mọi hoạt động. Trong chiến tranh đoàn kết được thể hiện trong sự chung tay, đồng lòng đứng lên chống kẻ thù xâm lược. Trong thời bình, đoàn kết thể hiện trong cuộc sống hàng ngày với tinh thần “lá lành đùm lá rách” , với nghĩa tình cả nước cứu người dân vùng lũ trong đợt thiên tai, v.v. “nhân ái và hiếu học” là hai giá trị truyền thống kế tiếp yêu nước và đoàn kết. Giá trị truyền thống xếp cuối cùng trong 5 giá trị là “yêu lao động”. Trong cuộc sống ngày nay, lao động để không chỉ lo nhu cầu cơ bản cuộc sống ăn, mặc, ở… mà còn hơn thế nữa là phải đẹp và hiện đại, văn minh.

Biểu đồ 2.3: Mức độ quan trọng của các giá trị truyền thống

Tương ứng với các giá trị truyền thống, phẩm chất quan trọng của thanh niên hiện nay theo ý kiến của 450 người tham gia khảo sát là có lòng yêu nước và có trách nhiệm với gia đình điểm trung bình lần lượt là 2.11 và 2.76 . Đây là hai phẩm chất cần giáo dục cho thanh niên vì trong thời đại ngày nay, khi lối sống mới, giá trị văn hóa mới du nhập từ bên ngoài đang len lỏi và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đại bộ phận các thành phần trong xã hội, thì thanh niên - là bộ phân giới trẻ rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới, bài trừ cái cũ để theo kịp hơi thở của cuộc sống văn minh hiện đại. Có trình độ chuyên môn là phẩm chất đứng thứ ba của thanh niên. Tuy nhiên, có thể nói đây là một phẩm chất mà trong tương lai sẽ có thể cần coi trọng hơn nữa vì xu thế thời đại đòi hỏi họ cần có trình độ chuyên môn nhất định để hòa nhập vào dòng chảy xã hội đang trên đà phát triển và đổi mới. Nếu không một ngày nào đó họ sẽ trở nên tụt hậu và bị xã hội đào thải. Sống tốt với mọi người là phẩm chất thứ tư của thanh niên cần có. Tương tự như giá trị “yêu lao động”, phẩm chất quan trọng đứng cuối cùng của thanh niên hiện nay là hăng say lao động.

Biểu đồ 2.4: Phẩm chất của thanh niên

* Hoạt động của Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên

Với chức năng trường học xã hội của thanh niên, việc giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước, lối sống cho thanh niên là công tác quan trọng, thường xuyên, liên tục. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống dân tộc được triển khai có hiệu quả tốt. Sinh hoạt chính trị, truyền thống đã trở thành hoạt động thường xuyên của các cấp đoàn, hình thức hoạt động được cải tiến, nội dung đổi mới sinh động có sức hấp dẫn, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Công tác giáo dục truyền thống được triển khai rộng rãi: vào dịp các ngày lễ lớn trong các năm, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức liên tục nhiều đợt tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống của Đảng và của Đoàn. Bên cạnh các hình thức giáo dục vốn có, nhiều loại hình giáo dục mới đã được áp dụng có kết quả với các cấp độ và qui mô khác nhau thu hút hàng chục thanh thiếu niên tham gia như: Du khảo

về nguồn, Gặp mặt truyền thống, Thi tìm hiểu về truyền thống. Các phong trào

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên huyện cai lậy, tỉnh tiền giang hiện nay (Trang 42 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)