Kết quả bồi thường và GPMB tại một số tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 32 - 37)

2. Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì đượ c mua nhà ở

1.3.3.Kết quả bồi thường và GPMB tại một số tỉnh

1.3.3.1.Công tác bồi thường và GPMB ở thành phố Hà Nội

Theo tổng hợp nhanh, trong thời gian qua các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho

22.988 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn TP. TP đã chi trả hơn 6.127 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ; Phê duyệt bố trí tái định cư cho 1.390 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng cho hơn 1.033 ha đất đai tại 209 dự án. Trong quá trình GPMB, đã có một số địa bàn quận, huyện có kết quả thực hiện công tác thu hồi đất GPMB tốt, với diện tích đất đã thu hồi đạt khối lượng cao như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng. Đa số người bị thu hồi đất đều nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho dự án. Đặc biệt năm 2013 thành phố đã hoàn thành thu hồi GPMB 49,12 ha tại các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là nhưng công trình được Chính phủ và thành phố chốt tiến độ phải hoàn thành công tác thu hồi đất GPMB tại nhiều dự án trọng điểm, như đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 1… khối lượng công tác thu hồi đất GPMB tại các dự án giao thông trọng điểm năm 2013 tuy không lớn khoảng 110 ha, gồm hơn 31 ha đất tại các dự án giao thông trọng điểm của Bộ GTVT và hơn 79 ha tại các dự án của thành phố, song phần lớn là những trường hợp có nhiều khó khăn, vướng mắc nhất do chủ yếu là thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân.

1.3.3.2. Tại tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc kéo dài của các dự án. Nhờ vậy, công tác GPMB đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Mặt khác, UBND tỉnh cũng đã phối hợp, huy động sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến cơ chế chính sách, động viên thuyết phục các hội viên và nhân dân chấp hành tốt chính sách GPMB, bàn giao đất và tạo điều kiện cho các dự án được triển khai.

Tiên Yên với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị xã hội đã vận động người dân hiến hàng vạn mét vuông đất trị giá hàng tỷ đồng để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng.

Đặc biệt với sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc giao Trung tâm Phát triển quỹ đất - Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện GPMB tạo quỹ đất sạch, sau đó giao chủ đầu tư thực hiện dự án đã phát huy hiệu quả cao. Đến nay Trung tâm đã GPMB xong cơ bản các dự án theo đúng tiến độ như: Khu dân cư dọc biên giới sông Ka Long, Móng Cái với 198 ha; dự án Đại học Quốc tế Hạ Long với 85 ha; dự án Khu du lịch sinh thái Hạ Long. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã giải quyết dứt điểm và GPMB xong nhiều dự án đã tồn đọng nhiều năm trước đây. Cụ thể các dự án lớn và phức tạp khiếu nại đông người như: Dự án Khu đô thị Bãi Muối, dự án sân vườn Cái Dăm, dự án nút giao thông Cái Dăm, dự án đường bao biển núi Bài Thơ, dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh - TP Hạ Long. Dự án Nhà máy Cơ khí Quang Trung (giai đoạn 1), dự án Công an TP Uông Bí; dự án cải tạo đường 18A đoạn Cửa Ông

- Mông Dương, và 5 dự án sản xuất kinh doanh của ngành Than TP - Cẩm Phả. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 285 dự án đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (bao gồm cả dự án mới phê duyệt năm 2015 và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước). Tổng diện tích đất phải thu hồi của các dự án là 4.563 ha. Trong đó diện tích đất bị thu hồi của các tổ chức là 216ha; thu hồi 4.347 ha đất của các hộ gia đình, cá nhân. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ đạt 3.145 tỷ đồng.

1.3.3.3. Công tác bồi thường và GPMB ở Thanh Hóa

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng loạt dự án trọng điểm đã và đang gấp rút triển khai thi công. Xác định làm tốt công tái bồi thường giải phóng mặt bằng là góp phần quan trọng cho các dự án trọng điểm, đa mục tiêu hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa và các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo sát sao, tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện và đề ra biện pháp tháo gỡ kịp thời

khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tạo điều kiện cho các đơn vị liên quan làm nhiệm vụ. Ban GPMB và tái định cư của tỉnh (được thành lập từ tháng 7-2006) đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thành lập hội đồng bồi thường GPMB, tăng cường cán bộ bám hiện trường, tập trung chỉ đạo sâu, sát với mục tiêu mỗi dự án công tác GPMB không những bảo đảm tiến độ mà còn phải được triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của Ban bồi thường GPMB, từ khi thành lập đến nay, đã thực hiện giải phóng mặt bằng trên 500 dự án. Hiện nay Ban đang gấp rút triển khai GPMB 77 dự án với diện tích thu hồi 967,45 ha, ứng với 19.772 hộ ảnh hưởng, trong đó có 5.962 hộ phải di chuyển. Riêng trong năm 2013 đã phê duyệt được 1.018 tỷ đồng và chi trả được khoảng 900 tỷ đồng cho GPMB các dự án trên địa bàn. Đối với các hộ dân, đơn vị phải di dời đã được Ban GPMB và Tái định cư tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa bố trí tái định cư tại các phường, xã trên địa bàn theo hướng nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Làm tốt công tác bồi thường GPMB đã góp phần quan trọng cho nhiều dự án trên địa bàn như dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa (CSEDP), tiểu dự án 2 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây-TP Thanh Hóa, khu đô thị số 1 trung tâm TP Thanh Hóa, Đại lộ Nam sông Mã, tuyến đường từ ngã ba Voi (TP Thanh Hóa) đi thị xã Sầm Sơn, hệ thống tiêu úng Đông Sơn, nhiều khu dân cư, khu tái định cư trên địa bàn,v.v... đã và đang đồng loạt triển khai thi công.

Điển hình như dự án CSEDP, đây là dự án lớn, đa lĩnh vực, có phạm vi ảnh hưởng rộng, đi qua 11 phường, xã của TP Thanh Hóa với diện tích đất phải thu hồi 87,3 ha, có 1.557 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 257 hộ và 6 cơ quan, đơn vị phải di chuyển, tổng kinh phí bồi thường GPMB dự án dự kiến khoảng 531 tỷ đồng. Hơn nữa, thực hiện cam kết với các nhà tài trợ, công tác bồi thường GPMB dự án CSEDP phải triển khai gấp rút, trong thời gian ngắn, bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị liên quan để triển khai thi công các công

trình đúng tiến độ. Do tập trung huy động các nguồn lực phục vụ GPMB dự án CSEDP, đến tháng 12-2013, Ban GPMB và Tái định cư đã bàn giao mặt bằng tất cả các gói thầu xây lắp của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình. Hiện nay, còn một số công trình trên tuyến như đường ống nước, cáp viễn thông, hệ thống điện... phải di chuyển đang được Ban GPMB và Tái định cư khẩn trương thực hiện để sớm bàn giao 100% mặt bằng sạch cho Ban Quản lý Dự án CSEDP.

Cùng với việc kiên trì tuyên truyền, vận động, Ban GPMB và Tái định cư và các phường, xã có đất phải thu hồi đã quán triệt sâu rộng trong đảng viên và nhân dân. Nhất là các quyền của người sử dụng đất, khung giá bồi thường các loại đất; các chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước; mục đích, ý nghĩa của dự án sau khi hoàn thành xây dựng; niêm yết công khai phương án bồi thường GPMB để người dân, đơn vị ảnh hưởng có ý kiến, vv... Ban GPMB và Tái định cư đã phối hợp với các phòng, ban liên quan thuộc UBND tỉnh, các phường, xã xác định nguồn gốc đất bị ảnh hưởng; tổ chức họp với từng thôn, xóm, hộ dân, đơn vị bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho tất cả các hộ dân, đơn vị dân chủ bàn bạc và quyết định những công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Việc kiểm kê nhà cửa, cây cối, tính toán áp giá phục vụ GPMB theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa là chính xác, đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước, không để người dân, đơn vị ảnh hưởng thiệt thòi.

1.3.3.4. Tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Việt Trì có 62 dự án đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện bồi thường GPMB, đồng thời giải quyết các tồn tại trong công tác GPMB.

Các dự án trọng điểm được Ban Bồi thường GPMB thành phố (Cơ quan thường trực của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố) tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc về GPMB như: Dự án Hoàn thiện, tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Trung tâm lễ hội; dự án Hạ tầng kỹ thuật khu di

tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn 2016-2020; Hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở đồng Láng Cầu tại phường Minh Nông và phường Gia Cẩm Hệ thống kênh tiêu đồng Láng Bỗng; Cải tạo, gia cố và nâng cấp đường Âu Cơ; Đường Nguyễn Du và hạ tầng hai bên đường; Khu nhà ở đô thị phía nam đồng Lạc Ngàn; Đường Vũ Thê Lang và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường (đoạn từ nút E4 đến đường Nguyễn Tất Thành), TP. Việt Trì; Đường Phù Đổng; Xây dựng Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm DVTH Thành phố; Đường Hoà Phong kéo dài đoạn C9-E7; Đường Trường Chinh; đường nối từ đường Hùng Vương qua khu công nghiệp Thụy Vân đi đê Sông Hồng; Khu nhà ở cao cấp Vương Cường; Ao Thành đội phường Thọ Sơn; đường Thụy Vân-Thanh Đình-Chu Hóa; các dự án mở rộng khu công nghiệp Thụy Vân...

Trong năm 2018, Ban Bồi thường GPMB đã phối hợp với các chủ dự án thực hiện việc kiểm kê, lập và trình duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường hỗ trợ; kiểm tra, rà soát, đôn đốc GPMB và giải quyết các tồn tại, vướng mắc về bồi thường GPMB. Kết quả cụ thể như sau: Đã tiến hành kiểm đếm 24,34ha đất của 1.373 lượt hộ. Trình thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ 12,23 ha đất của 534 lượt hộ với tổng số tiền 48,92 tỷ đồng. Phối hợp với các Chủ dự án tổ chức chi trả tiền đối với 839 lượt hộ trên 12,11 ha đất, với tổng số tiền 48,44 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 32 - 37)