Công tác bồi thường và GPM Bở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 37 - 45)

2. Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì đượ c mua nhà ở

1.3.4. Công tác bồi thường và GPM Bở tỉnh Thái Nguyên

1.3.4.1. Quy trình về bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó thị xã Phổ Yên đóng một vai trò hết sức quan trọng, có nhiều dự án được đầu tư liên quan tới công tác GPMB.

Quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng ký kế hoạch sử dụng đất

Sau khi Chủ đầu tư thực hiện dự án được lựa chọn, chủ đầu tư gửi hồ sơ đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện với UBND cấp huyện nơi có đất thực hiện dự án.

UBND cấp huyện lập danh sách các công trình, dự án để đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Bước 2: Ứng kinh phí bồi thường GPMB (lần 1)

Sau khi Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được phê duyệt, Chủ đầu tư có văn bản tự nguyện ứng trước một phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gửi UBND cấp huyện nơi có đất thu hồi để tổ chức thực hiện GPMB.

Bước 3: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo từng dự án cụ thể để giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi là Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên).

Bước 4: Xây dựng và ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Căn cứ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tiến độ triển khai thực hiện dự án theo đề nghị của Chủ đầu tư, cơ quan Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đối với từng công trình, dự án trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Bước 5: Thực hiện Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Quyết định số 31/2014/ QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Bước 6: Xác định giá đất cụ thể để thực hiện bồi thường GPMB

Căn cứ kết quả đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ và có văn bản đề nghị xác định giá đất cụ thể để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định tại Quyết định số 32/2017/QĐ- UBND ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục xác định giá đất và thẩm định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bước 7: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Bước 8: Ứng kinh phí bồi thường GPMB (lần 2)

Sau khi có kết quả dự toán phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Chủ đầu tư chuẩn bị kinh phí và ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB.

Bước 9: Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất.

Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

(Ghi chú: Thời gian từ thời điểm thông báo thu hồi đất (tại Bước 5) đến thời điểm ban hành Quyết định thu hồi đất không được sớm hơn 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp người sử dụng đất đồng ý để cơ quan nhà nước thu hồi đất trước thời hạn).

Bước 10: Thực hiện quyết định thu hồi đất và bàn giao mặt bằng.

- Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 và Điều 27 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Chủ đầu tư tự nguyện ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chi trả tiền cho người có đất thu hồi theo phương án đã được phê duyệt.

Bước 11: Xử lý một số trường hợp cụ thể nếu phát sinh trong việc chi trả tiền và bàn giao mặt bằng.

1. Trường hợp người có đất thu hồi không đến nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản 03 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày và thông báo trên Đài truyền thanh cấp xã nơi có đất thu hồi.

Khi thông báo lần thứ nhất cho người có đất thu hồi mà không đến nhận, thì các lần gửi Thông báo tiếp theo phải thiết lập thành biên bản. Trường hợp người có đất thu hồi không ký nhận biên bản thì xin xác nhận của trưởng thôn

(xóm, tổ dân phố) và đại diện 01 tổ chức đoàn thể của thôn (xóm, tổ dân phố) vào biên bản và ghi rõ nội dung sự việc.

Nếu sau 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần đầu tiên mà người có đất thu hồi không đến nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập biên bản xác nhận sự việc và gửi toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và người có đất thu hồi về việc đã gửi tiền.

2. Trường hợp khu đất thu hồi đang tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì số tiền bồi thường, hỗ trợ gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thông báo cho các bên có liên quan về việc đã gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.

Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã xác định được đối tượng hoặc giải quyết xong tranh chấp thì chi trả cho người được quyền hưởng. Nếu kết quả giải quyết có sự khác biệt về người được bồi thường, hỗ trợ theo quyết định đã phê duyệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng

điều chỉnh lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết, gửi phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt điều chỉnh (nếu cần thiết).

3. Trường hợp người có đất thu hồi không giao nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Quy định này cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai để báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có) và thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.

1.3.4.2. Một số kết quả đạt được

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Năm 2018, Thái

Nguyên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 27 về số dân, xếp thứ 14 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 12 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ chín về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.268.300 người dân[3], GRDP đạt 98.547 tỉ Đồng (tương ứng với 4,2800 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77,7 triệu đồng (tương ứng với 3.375 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,44%.

Được coi là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thu hút đầu tư, Thái Nguyên đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thái Nguyên hiện có 135 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh phía Bắc. Đáng chú ý, việc thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp (KCN) hằng năm đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2013 đến nay, tạo động lực cho địa phương phát triển công nghiệp và tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Thống kê của Sở Kế

năm 2001 đến năm 2012) dòng vốn FDI đầu tư vào các KCN còn khá “ì ạch” với kết quả chỉ thu hút được 9 dự án FDI vào cuối năm 2012 thì đến hết năm 2013, con số này đã tăng lên 24 dự án. Đáng nói, giai đoạn từ năm 2013 – 2016 được đánh giá là khoảng thời gian “vàng” trong thu hút đầu tư vào các KCN, bởi số dự án FDI tăng trưởng mỗi năm đạt tới hơn 17 dự án. Tốc độ này tiếp tục được duy trì cho đến nay.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hạ tầng đồng bộ, chính quyền thân thiện, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã thu hút được rất nhiều Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước vào đầu tư kinh doanh, tạo nên điểm sáng của cả nước về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu có thể kể đến như:

- Dự án Khu công nghiệp Yên Bình nằm trên địa bàn thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình với quy mô quy hoạch trên 2.500 ha (Hiện nay trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã thu hồi trên 500ha đất ở và đất nông nghiệp của trên 10 nghìn lượt hộ dân với tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ lên đến 5100 tỷ đồng tính đến hết năm 2017).

- Các dự án Khu đô thị, khu dân cư, chung cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã và đang được đầu tư, phân khu theo quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/12/2016.

Hình 1.2. Bn đồ điu chnhquy hoch chung thành ph Thái Nguyên đến năm 2035

- Dự án khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên của ông ty cổ phần Tập đoàn Masan: Theo số liệu từ Masan, doanh thu năm 2018 của dự án Núi Pháo dự kiến là 5.000 tỷ đồng, đóng góp gần 3.200 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2015-2017

Hình 1.3. Dự án khai thác chế biến Khoáng sn Núi Pháo

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đã và đang tập trung cao công tác giải phóng mặt bằng để triển khai một số dự án khác như Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, Khu đô thị Nam Thái Nguyên, Đường vành đai 5, Đường Bắc Sơn kéo dài …..Để có được mặt bằng sạch cho các dự án thi công và đi vào triển khai hoạt động thì công lớn đầu tiên phải kể đến công tác Bồi thường, hỗ trợ GPMB. Trong việc thực hiện GPMB tỉnh Thái Nguyên đã chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản quy định, hướng dẫn của nhà nước về bồi thường GPMB trên cơ sở đó căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực tại địa phương để đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh sao cho hợp lý nhất, phù hợp nhất đảm bảo lợi ích tối đa cho các bên liên quan nhưng vẫn tuân thủ đúng theo các quy định của nhà nước và pháp luật hiện hành.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 37 - 45)