d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện
3.5.4. Các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số
Thông thường, kế hoạch đánh số thiết lập dựa trên các bước sau đây:
Dự báo nhu cầu phát triển số lượng thuê bao để quyết định số lượng các con số. Lựa chọn số chữ số
* Phân vùng đánh số
- Xem xét sự phù hợp giữa địa giới hành chính và vùng tính cước.
- Sự phù hợp giữa vùng đặt thuê bao và vùng đặt trung tâm chuyển mạch sơ cấp.
* Cấu tạo số
- Xem xét sự kết hợp giữa hệ thống đánh số đóng và đánh số mở - Quy định chiều dài các số thuê bao là thống nhất.
3.5.4.1 Quyết định dung l ƣợng đánh số
3.5.4.1.1 Chu kỳ cuả kế hoạch đánh số
Mỗi lần một kế hoạch đánh số được thiết lập, các thay đổi trong kế hoạch xảy ra sau đó thường gây ra nhiều khó khăn. Điều đó là không tránh khỏi, vì thế việc đưa ra các chữ số và các thông số khác phải căn cứ vào việc dự báo nhu cầu điện thoại chính xác để tránh việc thiếu số. Do vậy, khi dự báo nhu cầu điện thoại phải lưu tâm tới sự phát triển trong tương lai. Trên thực tế việc thực hiện dự báo nhu cầu dài hạn là rất khó khăn. Tuy nhiên, kế hoạch đánh số nên triển khai bằng cách mỗi lần đem áp dụng vào thực tiễn thì đòi hỏi không được thay đổi trong vòng 50 năm
3.5.4.1.2 Các chữ số và dung lượng số
Dung lượng số phụ thuộc vào việc có bao nhiêu chữ số được sử dụng cho việc đánh số. Dung lượng đánh số tượng trưng cho giới hạn cao hơn về tổng số thuê bao và /hoặc thiết bị đầu cuối mà có thể được cung cấp trong một vùng thích hợp. Ví dụ, nếu 4 chữ số được sử dụng cho việc đánh số thì lý thuyết nó sẽ tạo thành 10.000 số có thể sử dụng được, lên xuống từ “0000” đến “9999”. Có nghĩa là khả năng đánh số ở đây sẽ là 10.000 số. Tuy nhiên, không phải tất cả các số này đều sử dụng cho việc đánh số, bởi vì có một giới hạn được quy định cho các tìên tố trung kế và quốc tế và các mã dịch vụ đặc biệt.
3.5.4.1.3 Lựa chọn các chữ số
Việc lựa chọn các chữ số phải quan tâm tới nhu cầu đánh số thuê bao mà bao gồm cả các dịch vụ đặc biệt cũng như khi các mã này được ấn định tới các thuê bao.
Ví dụ, chẳng hạn ta giả sử nhu cầu đánh số trong tương lai là 9 triệu số, thì các chữ số được lựa chọn theo cách sau:
a. Các điều kiện tiên quyết:
- Chữ số “0” nên được sử dụng cho tiền tố trung kế
- Hệ thống đánh số “1XY” nên được sử dụng cho các số của các dịch vụ đặc biệt - Mã quốc gia nên sử dụng 3 chữ số
b. Các giới hạn trong việc sử dụng số:
- 9 chữ số từ 1 đến 9 không bao gồn chữ số “0” được sử dụng cho chữ số đầu tiên của mã tổng đài
c. Thực hiện phép trừ đi 3 chữ số đối với mã quốc gia từ tổng số 12 chữ số chỉ còn lại 9 chữ số. Như vậy chúng ta có thể sử dụng đến 9 chữ số cho số quốc gia
- Giả sử với 8 chữ số, thì khả năng đánh số sẽ là: 9 x 8 x 10 6 = 72.000.000 số Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đánh số là 9 triệu số thì nên sử dụng 8 chữ số.
Hơn nữa, cần phải quan tâm đến tổn thất khi phân tách trong dung lượng đánh số liên quan tới việc thiết lập một vùng đánh số. Để minh hoạ khái niệm tổn thất phân tách, chúng ta hãy so sánh một vùng được phục vụ bởi một tổng đài điện thoại duy nhất với một vùng được phục vụ bởi 2 tổng đài điện thoại khác nhau.
Số: 2-XXXX Nhu cầu điện thoại: 8000 Số: 5-XXXX Nhu cầu: 5000 Số: 6-XXXX Nhu cầu: 3000 a. Đánh số với một tổng đài duy nhất
b. Đánh số với hai tổng đài khác nhau
a. Nếu là vùng được phục vụ bởi một tổng đài điện thoại duy nhất - Chữ số “2” sẽ được ấn định cho mã tổng đài
- Nếu số của một thuê bao gồm 4 chữ số thì khả năng đánh số là 10.000 số, do đó sẽ đáp ứng nhu cầu trong tương lai là 8000 số. Lấy 10.000 số của khả năng đánh số trừ đi 8000 số của nhu cầu tương lai thì còn 2000 số là dung lượng không dùng đến.
b. Nếu vùng được phục vụ bởi 2 tổng đài điện thoại khác nhau - Vùng dịch vụ nội hạt này được chia thành vùng A và vùng B.
- Đối với vùng A, giả sử nhu cầu trong tương lai là 5000 số, chữ số 5 được ấn định cho mã tổng đài.
- Đối với vùng B, giả sử nhu cầu trong tương lai là 3000 số, chữ số 6 được ấn định cho mã tổng đài.
- Số thuê bao được quy định có 4 chữ số. Khả năng đánh số là 10.000 số sẽ được ấn định cho mỗi vùng A và B. Như vậy, tổng khả năng đánh số cần có là 20.000 số. Lấy 20.000 số này trừ đi 8.000 số của nhu cầu tương lai còn 12.000 số là dung lượng không dùng đến.
Dung lượng không dùng đễn là quá cao trong trường hợp (b) cho vùng đánh số là không thích đáng. Ví dụ được trích dẫn ở trên có thể là trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên nó lại minh hoạ cho khả năng mà các mã trung kế và/hoặc các mã tổng đài có thể thiếu nếu không lựa chọn số lượng chữ số hoàn chỉnh cho toàn bộ dung lượng đánh số.
3.5.4.2 Lựa chọn vùng đánh số
Qua ví dụ trên cho thấy ccác vùng đánh số nên được lựa chọn căn cứ vào nhu cầu tương lai, theo đó việc thiếu khả năng đánh số sẽ không xảy ra.Nếu khả năng đánh số thiếu thì các số này có thể được sử dụng từ các vùng số khác.
Để lựa chọn vùng đánh số đúng đắn thì cần phải đảm bảo tính nhất quán đối với khả năng đánh số, giữa các vùng dịch vụ nội hạt và các vùng tính cước. Nếu không đảm bảo tính nhất quán sẽ dẫn tới các vấn đề sau:
-
-
Các mức giá khác nhau được áp dụng cho các vùng có cùng mã trung kế và như vậy thì người sử dụng sẽ không thể hiểu nổi hệ thống tính cước
Khi các vùng cung cấp của trung tâm cơ sở giống hệt các vùng tính cước thì tổng đài có thể tạo ra một chỉ số tính cước bằng cách nhận dạng mã trung kế. Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào giữa các vung dịch vụ nội hạt và các vùng tính cước thì tổng đài phải nhận dạng mã tổng đài từ đó mới nhận dạng vùng tính cước. Điều này dẫn tới sự phức tạp trong hoạt động của tổng đài.
Các vùng đánh số nên được lựa chọn cho toàn bộ khả năng đánh số theo đúng hệ thống phân vùng – như địa hạt quản lý mà những người sử dụng đã thông thạo.