Các phương pháp xác định nhu cầu

Một phần của tài liệu Đồ án Mạng viễn thông (Trang 27)

d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

3.3.4. Các phương pháp xác định nhu cầu

(1) Khái quát

Đối với phương pháp chuỗi thời gian, xu hướng trong quá khứ sẽ được áp dụng để dự báo cho tương lai.Ví dụ, giả sử thời gian là „t‟ và biến dự báo (nhu cầu hoặc lưu lượng) là „y‟, hàm biểu diễn mối quan hệ có dạng y=f(t). Phương pháp này thường được sử dụng cho dự báo ngắn hạn. Hạn chế của phương pháp này là các biến về chính sách như cước và mức dịch vụ không được tính đến và như vậy thì nó không có tính thuyết phục. Nhưng phương pháp này dễ thực hiện nhất và đơn giản vì ngoài các số liệu cần có như nhu cầu và mật độ điện thoại ra thì không đòi hỏi thêm số liệu nào khác. Chính vì lý do đó mà phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong dự báo dân số, dự báo kinh tế,…

(2) Điều chỉnh số liệu biến thiên

Thông thường, số liệu chuỗi thời gian bao gồm 4 dạng sau: biến thiên xu thế, biến thiên chu kỳ, biến thiên theo mùa, biến thiên bất thường. Bởi vậy cần phải chuyển các biến thiên khác nhau về dạng biến thiên dữ liệu xu thế bằng “phương pháp bình quân tháng”, “phương pháp nhân công”…

Phương pháp bình quân tháng được giải thích ngắn gọn như sau: Phương pháp này là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp ước tính số biến thiên theo mùa và nó cũng được gọi là phương pháp bình quân theo chu kỳ. Phương pháp này được áp dụng khi biến thiên xu thế - một trong các nhân tố của chuỗi thời gian xuất hiện như biến thiên là một giá trị xu hướng của các đường thẳng và cho phép tìm sự biến thiên của số liệu bằng cách tính đơn giản hơn.

Giả sử rằng trong chuỗi thời gian chu kỳ theo tháng của n năm, i tháng là xij, Mi là giá trị trung bình, M0 là bình quân giá trị trung bình.

M0=∑xi/12

Chỉ số mùa (SI) được tính như sau: SI=Mi/M0*100

(5.1)

(5.2)

Để chuyển dạng dữ liệu mùa, sử dụng chỉ số mùa như mô hình (5.2) và nhân với 100.

(3)Các biểu thức sử dụng cho dự báo

Biểu thức thích hợp được lựa chọn phải dựa trên nền tảng của xu hướng nhu cầu trong quá khứ. Ở thời điểm này, các đặc điểm của mỗi biểu thức phải được xem xét đầy đủ. Đó là, biểu thức và giai đoạn dự báo phải được xác định xem nhu cầu sẽ thay đổi như thế nào.

Đối với dự báo bằng phân tích chuỗi thời gian thì chỉ thời gian là yêu tố giải thích biến nhu cầu. Các yếu tố khác như những thay đổi cơ cấu không được giải thích. Nhưng phải chú ý rằng, phương pháp này chỉ đúng trong trường hợp mối liên quan giữa các yêu tố quyết định nhu cầu hiện tại và nhu cầu quá khứ sẽ không thay đổi cơ bản trong tương lai. Nếu bất kỳ sự thay đổi cơ cấu nào được xem là sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu thì nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó phải được phân tích kỹ lưỡng và phương pháp dự báo phải được điều chỉnh.

Sau đây là các biểu thức được dùng cho phân tích chuỗi thời gian. Phương trình tuyến tính và phương trình bậc 2 khá là phù hợp với dự báo ngắn hạn. Hàm mũ và hàm logistic phù hợp với dự báo dài hạn. Hàm logistic nhận được từ việc nghiên cứu vấn đề tăng dân số đặc biệt phù hợp trong dự báo lợi ích công cộng của hàng hóa được tiêu thụ liên tục.

(4) Xác định hằng số của mô hình dự báo

Với mỗi phương pháp được xác định dựa vào xu thế nhu cầu trong quá khứ thì hằng số của mỗi một phương trình phải được tính toán. Phương pháp phổ biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ nhất.

(a) Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Phương pháp này có nghĩa là tìm ra được một phương trình sao cho tổng diện tích khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo nhỏ nhất.

(b) Xác định giá trị tới hạn (mức bão hòa)

Giá trị tới hạn „K‟ trong hàm logistic và hàm mũ điều chỉnh là giá trị dựa vào

số liệu quá khứ ở thời điểm dự báo. Giá trị „K‟ không nhất thiết phải là hằng

số. Khi nền kinh tế phát triển, giá trị „K‟ trở nên lớn hơn. Sai số lớn sẽ không

xuất hiện thậm chí nếu K được coi như là một hằng số cho đến khi đường cầu tiến gần đến K.

Giá trị „K‟ là khác nhau không chỉ với các quốc gia và các vùng mà còn khác nhau tùy theo trình độ kinh tế và các điều kiện của dân cư. Nó thường được xác định dựa trên các yếu tố kinh tế và các yếu tố chính trị, tham khảo số liệu của các quốc gia khác và số liệu của các khu vực lân cận.

3.3.4.2, Phương pháp hồi quy

(1) Khái quát

Trong mô hình hồi quy, mối quan hệ của nguyên nhân và kết quả giữa nhu cầu và các yếu tố quyết định nó được mô hình hóa để dự báo. Đầu tiên, các yếu tố tìm được tìm kiếm bao gồm mối liên quan phụ thuộc lẫn nhau hoặc mối liên quan giữa nguyên nhân và kết quả trong quá khứ. Nhìn chung, các yếu tố kinh tế và các yếu tố xã hội đều liên quan đến nhu cầu.

Trong những nhân tố này, một vài nhân tố là mô hình có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và giá trị tương lai của nó có thể là dự báo. Với những mô hình này nhu cầu là dự báo.

(2) Xác định công thức hồi quy (a) Sự tương quan

Trước khi xác định công thức truy hồi, cần phải tìm một nhân tố đan xen với nhu cầu. Biểu hiện cường độ của sự liên hệ là khái niệm của sự tương quan. (3) Các phương pháp khác

3.4. Dự báo l ƣu l ƣợng 3.4.1. Khái niệm

Dự báo lưu lượng là đánh giá tổng số lượng xảy ra tại mỗi điểm của mạng lưới. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo lưu lượng: kết quả dự báo lưu lượng, các dao động cơ bản, dịch vụ.

3.4.2. Các bước xác định lưu lượng

Lưu lượng thường được dự báo theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục địch và đối tượng dự báo. Xác định mục tiêu của dự báo, lưu lượng và năm được dự báo.

Bước 2: Thu thấp số liệu và xác định giả thiết

Xác định các giả thiết của dự báo (ví dụ: hệ thống giá và các dự án phát triển địa phương có thể có). Lựa chọn và phân tích số liệu biểu thị xu hướng của nhu cầu lưu lượng.

Ghi chép và phân tích các đặc tính lưu lượng. Gồm có: xu hướng chuỗi thời gian của lưu lượng, phân tích xu hướng lưu lượng nội hạt và đường dài trong nước, các nhân tố chính ảnh hưởng đến lưu lượng (ví dụ: cầu thuê bao), mối liên hệ giữa sự phát triển vùng và lưu lượng, sự phân bố lưu lượng theo thời gian.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp dự báo. Phương pháp thích hợp nhất được lựa chọn qua việc xem xét các đặc tính của lưu lượng và các nhân tố dao động.

Bước 5: Tính toán lưu lượng cơ bản

Tính toán lưu lượng trung bình hàng năm cho năm tham khảo. Bước 6: Dự báo lưu lượng

Dự báo thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp chuỗi thời gian, hoặc nhân tỷ lệ tăng lưu lượng với lưu lượng cơ bản.

Bước 7: Đánh giá / xác định dự báo

Xem xét các đặc tính của các nhân tố dao động sử dụng trong dự báo, dự báo so sánh xu hướng lưu lượng toàn cầu và số liệu lưu lượng của từng nước.

Bước 8: Tính toán lưu lượng tham khảo

Lưu lượng tham khảo được tính theo giả thiết về sự dao động trong dự báo (lưu lượng trung bình hàng năm).

Bước 9: Biên soạn các báo cáo

Các báo cáo mà chúng ta đưa ra các số liệu cơ sở cho dự báo lưu lượng (lưu lượng tham khảo và số thuê bao), dự báo, các giả thiết cho dự báo, và cơ sở để đánh giá / xác định dự báo được soạn thảo.

Bước 10: Hoàn thiện dự báo

Bằng việc tiếp tục so sánh dự báo với các số liệu thực tế, cải tiến phương pháp dự báo để đạt được độ chính xác cao hơn.

3.4.3. Các phương pháp xác định dự báo lưu lượng

Các phương pháp dự báo khác nhau được chọn lựa theo lượng thoongn tin sẵn có là bao nhiêu (nghĩa là chỉ có số liệu cho mỗi trạm hoặc số liệu cho toàn quốc gia là sẵn có). Trong phần này, chúng tôi sẽ miêu tả hai trường hợp: (1) số liệu lưu lượng sẵn có và (2) số liệu lưu lượng không sẵn có.

Khi một vài số liệu lưu lượng có sẵn, sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp chuỗi thời gian.

Phương pháp hồi quy.

Dự báo toàn cầu xem xét các điều kiện của từng địa phương. Dự báo đơn giản tỷ lệ tăng lưu lượng điểm – điểm.

Mỗi phương pháp sẽ được miêu tả dưới đây: (1) Phương pháp chuỗi thời gian

Phương pháp này xác định xu hướng chuỗi thời gian dựa trên số liệu quá khứ, và dự báo tương lai bằng cách mở rộng xu hướng.

(2) Phương pháp hồi quy

Phương pháp này xác định các nhân tố tạo ra cầu lưu lượng, và mô tả sự dao động lưu lượng sự thay đổi của các nhân tố này. Mô hình dự báo ở công thức (4.1) dựa trên mô hình đàn hồi. Công thức này được sử dụng để tính toán tỷ lệ tăng lưu lượng.

Y=aX1α.X2β...Xnγ

α,β,...γ : Biến thiên a: hằng số

y: tỷ lệ tăng lưu lượng

X1 ,X2 ,... Xn: Biến số miêu tả

Trong hầu hết các trường hợp, lưu lượng có liên quan chặt chẽ với sô lượng thuê bao. Tuy nhiên, vì số lượng cuộc gọi là khác nhau giữa các thuê bao kinh doanh và thuê bao dân cư nên hoặc là số thuê bao dân cư hoặc là số thuê bao kinh doanh được chuyển đổi lẫn nhau. Kết quả này gọi là số thuê bao chuyển đổi và được định nghĩa là biến số miêu tả.

Phương pháp này thu được đường xu hướng theo tương quan giữa lưu lượng và số thuê bao biến đổi. Sử dụng đường xu hướng này, lưu lượng được dự báo bằng cách ước tính số thuê bao chuyển đổi.

Lưu Giá trị dự báo lượng

Số thuê bao

Hình 6.2. Dự báo tương quan sử dụng giữa lưu lượng và số thuê bao

(3) Dự báo toàn bộ có xem xét đến các điều kiện toàn cục

Mô hình dự báo toàn bộ, được áp dụng trong khu vực rộng lớn, có thể sử dụng tương đối nhiều số liệu thống kế hơn như chỉ số kinh tế. Tuy nhiên, lưu lượng dự báo cho mỗi khu vực tổng đài là không dễ, bởi vì số liệu thống kê cho các khu vực nhỏ như vậy thường có hạn. Vì vậy, tỷ lệ tăng lưu lượng của khu vực được tính toán từ tỷ lệ tăng lưu lượng toàn bộ có xem xét đến điều kiện phát triển cục bộ của vùng. Sử dụng công thức sau đây:

y=K.Xα=ym.(X/xm)α (4.2)

trong đó

y: tỷ lệ tăng lưu lượng của khu vực lien quan.

x: tỷ lệ tăng thuê bao của khu vực lien quan(sử dụng là biến đại diện thể hiện sự phát triển của khu vực).

α: là hằng số.

K=ym/Xmα

ym: tỷ lệ tăng lưu lượng toàn bộ. Xm: tỷ lệ tăng thuê bao toàn bộ

(4) Dự báo đơn giản tỷ lệ tăng lưu lượng điểm - điểm

Để dự báo lưu lượng giữa các khu vực, chúng ta cần số liệu phát triển dự án và xu hướng nhu cầu cho các khu vực. Vì lưu lượng phí điện thoại đường dài chuyển tiếp máy tính trên toàn quốc nên nó chịu tác động của nhiều xu hướng kinh tê – xã hội. Các xu hướng này không đo được với một đơn vị nhỏ như một khu vực. Cũng cần xét những ảnh hưởng của điều kiện ở cả những vùng khởi đầu và kết thúc lưu lượng.

Bởi vậy, lưu lượng giữa các trạm được dự báo tổng thể theo quy trình sau đây. Vùng lưu lượng dự báo thường là vùng tính cước lien tỉnh (TA).

(a) Để thu được tỷ lệ tăng lưu lượng, xem xét các nhân tố chung với khu vực rộng lớn hơn, trong đó xác định khu vực sẽ dự báo (dự báo toàn bộ).

(b) Sử dụng dự báo toàn bộ như là một chỉ số nhân tố như các chỉ số kinh tế, GNP, vv… phổ biến với các vùng lớn [quốc gia và các thành phố chính], lưu lượng khởi đầu cơ bản được đoán trước qua xem xét điều kiện cục bộ (những dự án phát triển vùng và biến động dân số).

(c) Tỷ lệ tăng lưu lượng của khu vực được dự báo dựa trên tỷ lệ tăng lưu lượng của đầu và cuối vùng tính cước liên tỉnh.

(d) Lưu lượng giữa hai vùng được dự báo bằng việc nhân tỷ lệ tăng lưu lượng với lưu lượng cơ bản giữa hai vùng.

y=√y1.y2

y: tỷ lệ tăng lưu lượng giữa TA1 và TA2 y1: tỷ lệ tăng lưu lượng của TA1.

y2: tỷ lệ tăng lưu lượng của TA2.

3.4.3.2, Khi số liệu lƣu lƣợng không có sẵn

(1) Dự báo tổng lưu lượng khởi đầu

Khi mật độ điện thoại thấp, nhiều người sử dụng một số lượng điện thoại có hạn. Vì vậy tổng lưu lượng khởi đầu cho mỗi điện thoại là tương đối lớn. Nhưng khi mật độ điện thoại tăng, số thuê bao với tỷ lệ sử dụng thấp cũng tăng lên. Bằng cách này, tổng lưu lượng khởi đầu cho mỗi điện thoại giảm.

(2) Dự báo đầu ra lưu lượng thoại đường dài

Dự báo đầu ra lưu lượng thoại đường dài sử dụng đồ thị đưa ra ở hình 6.4. Đồ thị này thể hiện mối quan hệ giữa số lượng dân cư và tỷ lệ lưu lượng đường dài. Nó dự trên những quan điểm sau đây:

Tỷ lệ đầu ra lưu lượng thoại đường dài trong tổng đài lưu lượng khởi đầu phụ thuộc vào hoạt động kinh tế xã hội ở các đô thị. Nếu đô thị nhỏ và hoạt động kinh tế - xã hội phụ thuộc lớn vào các vùng ngoại ô, tỷ lệ lưu lượng thoại đường dài sẽ cao. Vì vậy, dưới các điều kiện kinh tế xã hội giống nhau, đô thị có dân cư ít hơn sẽ có tỷ lệ lưu lượng điện thoại đường dài cao hơn.

Dựa vào tỷ lệ lưu lượng thoại đường dài thu được ở hình 6.4, có thể dự báo đầu ra lưu lượng thoại đường dài.

3.4.3.3. Mô hình trọng trƣờng (dự báo luồng lưu lượng giữa các tổng đài) Đối với mạng nội hạt không có sẵn số liệu, công thức mô hình trọng trường được sử dụng để tính luồng lưu lượng. Phương pháp này phụ thuộc vào khoảng

cách giữa các tổng đài. Nhìn chung, khi khoảng cách gần, lượng người nhiều hơn, lưu lượng điện thoại sẽ tăng lên.

3.5. KẾ HOẠCH ĐÁNH SỐ3.5.1. Giới thiệu 3.5.1. Giới thiệu

Kế hoạch đánh số được thiết lập phải locgic và mềm dẻo. Các con số không chỉ được sử dụng như những điều kiện phân chia giới hạn cho các điểm nối điều khiển giữa các thuê bao và mạng lưới mà còn được sử dụng cho việc tính cước các cuộc gọi.Khi lập kế hoạch đánh số cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Kế hoạch đánh số phải ổn định trong một thời gian dài, số lượng các con số phải đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển dung lượng trong 50 năm cũng như khi phát triển dịch vụ mới.

- Trên toàn mạng quốc gia các con số phải được dùng chung để có thiết lập một cuộc gọi mà không quan tâm tới vị trí thuê bao chủ gọi.

- Kế hoạch đánh số phải đơn giản và dễ sử dụng cho các thuê bao. Số lượng các con số càng ít càng tốt sao cho không vượt quá những quy định mà ITU-T đưa ra cho số quốc tế.

- Về vấn đề chuyển mạch, kế hoạch đánh số phải đảm bảo sao cho thủ tục biên dịch, tạo tuyến và tính cước đơn giản.

3.5.2. Các hệ thống đánh số

3.5.2.1. Hệ thống đánh số đóng

Hệ thống đánh số đóng là hệ thống đánh số khi toàn mạng lưới được coi như một vùng đánh số, các con số được gán cho các thuê bao trên mạng theo một khuôn dạng chuẩn . Trong hệ thống này, mỗi thuê bao có địa chỉ riêng và số lượng các con số là cố định.

3.5.2.2. Hệ thống đánh số mở

Trong hệ thống đánh số đóng, khi lượng thuê bao tăng lên và mạng lớn lên thì mỗi số thuê bao phải tăng thêm số lượng các con số nhưng khi quay số với nhiều số

Một phần của tài liệu Đồ án Mạng viễn thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w