tháng 10-1930 của văn kiện 3 (Hội nghị trung ương VIII của Đảng năm 1941)
3.1. Hoàn cảnh lịch sử và cơ sở dẫn đến Hội nghị trung ương VIII của Đảng
Tình hình thế giới:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước. Phát xít Đức ráo riết chuẩn bị xâm lược Liên Xô. Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến công xuống miền Nam.
Tình hình trong nước:
Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật, áp bức bóc lột nhân dân. Nhân dân các dân tộc Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với Pháp – Nhật trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.
Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và cuộc binh biến Đô Lương vào cuối năm 1940 đầu năm 1941.
Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Pó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.
1Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.(2018), tr34 chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.(2018), tr34
3.2. Nội dung cơ bản của hội nghị trung ương VIII của Đảng vào năm 1941
Phân tích tình hình thế giới và tình hình Đông Dương: Hội nghị nhận định phát xít
Đức sẽ tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Dự đoán phe Đồng minh chống phát xít sẽ thắng lợi và sinh ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, nhận định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của Cách mạng chống phát xít thế giới. Tại Đông Dương, từ khi Nhật nhảy vào xâm chiếm, Pháp đầu hàng Nhật, mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương đều bị chiến tranh hoá, tất cả bộ máy cai trị đều bị phát xít hoá. Chính sách phản động đó của Pháp - Nhật càng làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với chủ nghĩa đế quốc xâm lược thêm sâu sắc. Hội nghị vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu, đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa các dân tô ̣c Đông Dương với bọn đế quốc - phát xít xâm lược Pháp - Nhâ ̣t.
Về nhiệm vụ cách mạng Đông Dương: Xác định nhiê ̣m vụ bức thiết nhất của cách
mạng không còn phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “giải phóng dân tô ̣c” vì “quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giâ ̣t; vâ ̣n mê ̣nh dân tô ̣c nguy vong không lúc nào bằng”1. Hô ̣i nghị chỉ rõ: “Trong lúc này, quyền lợi của bô ̣ phâ ̣n, của giai cấp phải đă ̣t dước sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tô ̣c. Trong lúc này, nếu không đòi được đô ̣c lâ ̣p tự do cho toàn thể dân tô ̣c thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tô ̣c còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bô ̣ phâ ̣n, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.2
Về khẩu hiệu: Trung ương Đảng khẳng định: “Chưa chủ trương làm cách mạng tư
sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc”. Nhằm triệt để phát huy yếu tố dân tộc, phân hoá hàng ngũ giai cấp địa chủ, Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiê ̣u “tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ chia cho dân nghèo” thay bằng khẩu hiê ̣u “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày
nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức”, tiến tới thực hiê ̣n “người cày có ruộng”.