Cường độ điện trường, đường sức điện

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG (Trang 41 - 42)

IV. Định luật Faraday 1 Định luật

8. Cường độ điện trường, đường sức điện

8.1. Cƣờng độ điện trƣờng

Sách giáo khoa cải cách giáo dục hình thành khái niệm cường độ điện trường dựa vào luận cứ cơ bản: Thực nghiệm cho thấy tại một điểm trong điện trường thì F phụ thuộc vào q, nhưng tỉ số F/q là một đại lượng không đổi, không phụ thuộc vào q mà chỉ phụ thuộc vào điện trường tại đó; nên lấy thương số đó để định nghĩa cường độ điện trường.[10]. Cách trình bày như vậy khá trừu t ượng đối với HS THPT.

Vì vậy SGK CB chọn cách để đưa ra định nghĩa cường độ điện trường là: Trước tiên xây dựng khái niệm cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh, yếu của điện trường tại một điểm. Vì cường độ điện trường đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường, nên có thể lấy cường độ của lực điện tác dụng lên điện tích thử q =1C làm số đo của cường độ điện trường tại điểm mà ta đang xét. Mặt khác, cường độ của lực điện tỷ lệ thuận với độ lớn q cuả điện tích thử. Vì vậy tỷ số F/q đúng bằng độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử 1C. Vì vậy, ta lấy thương số này để định nghĩa cường độ điện trường.

Sau đó tác giả trình bày về vectơ cường độ điện trường, đơn vị cường độ điện trường dưới dạng như một thông báo; dùng câu hỏi C1 và hình 3.3 trang 17 làm xuất hiện thông tin về phương và chiều của vectơ cường độ điện trường (mà không cần dựa vào phương và chiều của lực điện).

Công thức tính cường độ điện trường tại một điểm được suy ra từ hai công thức đã học là: 1.3 trang 9 va 3.1 trang 16. Như vậy, biểu thức cường độ điện trường được viết dưới dạng độ lớn, rồi dạng vectơ, sau cùng viết cho trường hợp điện tích điểm như một hệ quả của định luật Cu-lông. Để tránh làm HS lúng túng nên sau khi trình bày công thức tính cường độ điện trường tại một điểm, tác giả SGK nhấn mạnh E phụ thuộc vào độ lớn của q. Cách trình bày như vậy giú p học sinh tiếp thu và hoàn thiện kiến thức từng bước, phù hợp với HS ban cơ bản.

Ở SGK NC, tác giả lấy thương F

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)