Sự nhiễm điện

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG (Trang 40 - 41)

IV. Định luật Faraday 1 Định luật

5. Sự nhiễm điện

Ở phần “Điện tích, điện trường”, cả hai bộ sách đều vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện. Tính dẫn điện của kim loại và nguyên nhân gây ra điện trở được giải thích ở chương dòng điện trong các môi trường.

5.1 Ba cách làm nhiễm điện

Bằng cách đưa ra một số thí nghiệm đơn giản về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát cọ xát, cách nhận biết một vật nhiễm điện, SGK CB giúp HS hiểu thế nào là một vật bị nhiễm điện.

Ví dụ: Sau khi cọ xát thước nhựa vào dạ, thước nhựa hút được mẫu xốp (hoặc nước).

Cách hình thành kiến thức khái niệm điện tích trong SGK CB là thông qua các ví dụ thực tế và các thí nghiệm đơn giản nhằm giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp cận.

SGK NC trình bày sự nhiễm điện và các cách làm cho một vật nhiễm điện thông qua ví dụ và hình ảnh minh hoạ giúp HS dễ hình dung các hiện tượng; đồng thời có thể tự tiến hành các thí nghiệm nàỵ

Nhiễm điện do cọ xát HS đã biết nên SGK NC chỉ nêu ví dụ (hình 1.2 trang 6) (ví dụ này đơn giản hơn so với SGK CB) để HS có thể tự làm thí nghiệm.

Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và do hưởng ứng được bộ sách này trình bày khá rõ ràng qua ví dụ ở hình 2.2 và 2.3 trang 13. SGK NC trình bày kỹ hơn về hai hiện tượng nhiễm điệm do tiếp xúc và do hưởng ứng (vì học sinh chưa được học ở THCS) thông qua các ví dụ cụ thể và câu hỏi C1 trang 7 để làm rõ đặc điểm của nhiễm điện do hưởng ứng. Điều này sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hiểu bài khi học về vật dẫn và điện môi trong điện trường.

Tuy nhiên hai hình 1.3 và 1.4 chỉ là hình vẽ để mô tả hai hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và hưởn g ứng. Nếu không có sự giải thích của giáo viên thì học sinh khó có thể tự quan sát hai hình này để rút ra kiến thức. Có lẻ theo tác giả ở phần này GV nên dùng thí nghiệm, từ thí nghiệm hướng dẫn HS tự rút ra kết luận (có thể dùng câu hỏi C1 trang 7) thế nào là hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc, do hưởng ứng. Vì nếu thời tiết khô, các thí nghiệm này rất dễ thực hiện. Ngoài cách dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ, tác giả SGK NC còn giới thiệu dùng điện nghiệm để phát hiện ra điện tích. Điều này phù hợp với mục tiêu của chương trình nâng cao giúp học sinh… rèn luyện vững chắc kỹ năng thực hành…

5.2. Giải thích ba hiện tƣợng nhiễm điên

Vì nhiễm điện do cọ xát HS đã học ở THCS nên SGK CB chỉ giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và do hưởng ứng; còn hiện tượng nhiễm điện do cọ xát được đề cập đến thông qua câu hỏi C1(trang 12) sau khi học thuyết electron. Sau khi thông báo khái niệm về hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và do cọ xát, bộ sách này dùng câu hỏi C4 và C5 để làm rõ nguyên nhân của hai cách nhiễm điện nàỵ

Tác giả SGK NC giải thích khá rõ ràng, chi tiết ba cách nhiễm điện và dùng hình vẽ 2.3, 2.4, 2.5 trang 11 dưới dạng mô hình hoá làm ví dụ về nguyên nhân nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc và do hưởng ứng; sau đó dùng câu C3 để nhấn mạnh bản chất của nhiễm điện do tiếp xúc (electron từ thanh kim loại di chuyển sang quả cầu).

Vì cơ chế của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát rất phức tạp và có nhiều điểm cho đến nay vẫn chưa rõ ràng nên ở trình độ trung học cơ sở SGK NC thừa nhận cách giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là kết quả của sự di chuyển electron từ vật này qua vật kiạ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)