Khi một Node rời khỏi mạng thì có hai khả năng có thể xảy ra ñó là: Một là Node chủ ñộng rời khỏi mạng, hai là Node bị lỗi vì một lý do nào ñó mà ñột ngột rời khỏi mạng. Trong trường hợp Node chủ ñộng rời khỏi mạng thì luôn ñảm bảo rằng tất cả các khóa mà Node chịu trách nhiệm sẽ ñược chuyển tới các Node successor mới cho phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì có thể có nhiều Node rời khỏi mạng mà không có thông báo gì. Lúc này, phương thức stabilize() sẽ sửa chữa các liên kết ñã bị mất. Ví dụ như N40 trong hình 3.15 ñột nhiên bị biến
mất khỏi mạng mà không có một thông báo nào thì sẽ cần phải thực hiện một vài bước ñể các bảng ñịnh tuyến có thể ñược cập nhật và chứa các thông tin chính xác.
Phương thức stabilize() ñược chạy và các Node gần kề sẽ thông báo rằng Node 40 ñã rời khỏi mạng và chúng sẽ tự sửa chữa bằng cách lấy successor kế tiếp trong danh sách các successor của nó làm successor trực tiếp của mình. ðồng thời việc trao ñổi các bản tin stabilize giữa các Node ñể có thể sửa và cập nhật các bảng ñịnh tuyến.
Một kỹ thuật khác là dựa vào các ứng dụng ñể có thể sửa và cập nhật lại thông tin trong các bảng ñịnh tuyến. Giả sử rằng một ứng dụng có thể tạo các bản sao dữ liệu ñược kết hợp với các khóa của các successor. Nhờ có bản sao này mà Chord có khả năng chịu lỗi caọ
Hình 3.15. N40 rời khỏi mạng.
Khả năng chịu ñược lỗi cao là một trong những ñặc ñiểm của Chord ñể phân biệt Chord với nhiều giao thức khác trước ñâỵ Với Chord thì chỉ cần một vài Node trong danh sách các successor, nó vẫn có thể chứa các thông tin ñịnh tuyến chính xác ñể sửa toàn bộ vòng tròn Chord.