1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp và trưng bày bài viết đẹp cấp huyện để thúc đẩy việc rèn chữ ở các nhà trường.
2. Đối với nhà trường:
Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”. Sau khi kết thúc năm học nhà trường nên giữ lại bộ vở đã được ghi nhận vở sạch – chữ đẹp, để lưu lại phòng truyền thống của nhà trường, để làm mục tiêu truyền bá rộng rãi đến học sinh trong trường, kích thích tinh thần noi theo cho các học sinh năm sau.
Tăng cường tổ chức các hình thức ngoại khóa thi viết đẹp, viết nhanh để động viên, khuyến khích học sinh luyện viết.
3. Đối với giáo viên:
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em.
Tạo cho các em tâm lý vui vẻ, thoải mái thích đến trường.
Quan tâm đến việc học của các em ở trường cũng như ở nhà. Cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để có cách dạy các cháu ở nhà. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
4. Đối với giáo viên:
Người thầy cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập viết ở các lớp.
Người giáo viên phải có một năng lực sư phạm tốt. Phải có một đức tính kiên trì, nhẫn lại, tỉ mỉ và cẩn thận không nóng vội trong công việc. Phải có lòng nhiệt tình, say mê, hứng thú trong công việc, hết lòng yêu thương học sinh coi học sinh như con em của mình.
Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, luyện viết chữ đúng mẫu theo chuẩn để nâng cao chất lượng chữ viết cho bản thân.
Nắm được hoàn cảnh, tâm lí, lực học của từng học sinh và chuẩn bị tốt đồ dùng cho tiết dạy.
Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, từ tư thế ngồi viết, cách cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách chấm bài, nhận xét cho học sinh.
Mỗi thầy, cô giáo đều tham gia luyện viết chữ đẹp, các bài viết của giáo viên phải nộp lên chuyên môn nhà trường sau mỗi tháng. Các bài viết phải đóng thành quyển duy trì sang nhiều năm, để làm động lực, mục tiêu rèn chữ.
Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu với kết quả ban đầu đạt được, khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Rèn viết cho học sinh lớp 1A ở Trường Tiểu học với mong muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Từ cách đổi mới phương pháp của thầy góp phần rèn luyện về tư thế ngồi học, cách cầm bút... Đề tài “Một số biện pháp rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1” là một đề tài rất rộng nên những nghiên cứu mà tôi đưa ra ít nhiều vẫn còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Trên đây là một số giải pháp nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở lớp mình. Kính mong lãnh đạo các cấp, Phòng GD&ĐT huyện, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học, cùng các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TT Yên Mỹ, ngày 25 tháng 1 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tác giả Tên tác phẩm NXB
Năm xuất bản
1 Hồ Ngọc Đại Ngô Hiền Tuyên Trần Hải Toàn Võ Thanh Hà ( Biên soạn) Vở Em Tập viết 1 công nghệ GD -Tập 1,2,3 NXB Giáo dục Việt Nam 2015 2 Hồ Ngọc Đại Ngô Hiền Tuyên
“ Sách thiết kế Tiếng Việt GDCN lớp 1 - tập 1, 2,3” NXB Giáo dục 2004 3 Nguyễn Chủ Trại (Chủ biên) Lê Thị Huyền “ Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 1 - tập 1, 2” NXB Hà Nội 2007 4 Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh
- Giải Đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt
NXB Giáo dục
2009
5 Trịnh Quốc Thái “Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1 - tập 2”
NXB Giáo dục
2007
6 Nguyễn My Lê “ Tài liệu BDTX cho giáo viên Tiểu học chu kỳ III ( 2003-2007) -tập 1”
NXB Giáo dục
7 Trần Mạnh Hưởng Nguyễn Quý Thao Trần Thanh Hiếu
“ Bộ chữ dạy Tập viết” NXB Giáo dục
2003
8 Nguyễn Thị Ngọc Bảo Vũ Mai Hương
Vũ Thái Nhu, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Lê Hồng Vân Ngô Thị Thanh Hương Phạm Vĩnh Thông “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 1” NXB Giáo dục 2009
9 Lê Hữu Tỉnh “Thực hành luyện viết 1 - tập 1,2 ” NXB Mĩ Thuật 2013 10 Trung tâm bản đồ và tranh ảnh Giáo dục
“Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học (Chữ cái viết thường và chữ số, Chữ cái viết hoa)”
NXB Giáo dục
MỤC LỤC TRANG
A – PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1.Thuận lợi 3
2.2. Khó khăn 5
2.3. Nguyên nhân của thực trạng 7
2.4. Tiến hành khảo sát 8
3. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 10
1. Cơ sở lí luận 10
2. Cơ sở thực tiễn 10
3. Các biện pháp tiến hành 11
4. Thời gian tạo ra giải pháp 11
B - PHẦN NỘI DUNG 11
I. MỤC TIÊU 12