Vấn đề đã giải quyết được

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐHTM (Trang 35 - 37)

T hang đo Số biến quan sát

5.1.2Vấn đề đã giải quyết được

Đã chỉ rõ ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến qyết định về quê làm việc và những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào. Cụ thể, các nhân tố sau tác động tới quyết định về quê theo chiều giảm dần, “Môi trường làm việc”, “Tình cảm quê hương ”, “Thu nhập kỳ vọng”, “Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội”, “Cơ hội làm việc ”. Trong 10 sinh viên tham gia phỏng vấn thì có 5 sinh viên quyết định về quê làm việc đay là một tỷ lệ khá cao.

5.2 Giải pháp

Thứ nhất, đối với nhân tố “Môi trường làm việc”. Đây là nhân tố có tác động nhiều nhất tới quyết định về quê làm việc. Địa phương cần phản cải tạo môi trường làm việc bằng việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động,...Đồng thời, các chính sách ưu đãi nhân tài, có chế độ ưu đãi với các sinh viên trẻ mới tốt nghiệp về địa phương làm việc, cùng các chương trình biểu dương, khen thưởng và khuyến khích những cá nhân có đóng góp cho sự phát triển của địa phương, thỏa mãn nhu cầu được coi trọng và tự hào về công việc của mình, sẽ giúp thu hút thêm nguồn nhân lực đến làm việc tại địa phương. Địa phương cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên, tích cực giới thiệu việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương, các hội chợ việc làm, tạo thị trường làm việc làm đa dạng phong phú tại địa phương. Các địa phương cũng cần quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm cũng như các điều

kiện về y tế giáo dục, góp phần phát triển địa phương, đồng thời thu hút và giữ chân nguồn nhân lực đến làm việc tại địa phương.

Thứ hai, về nhân tố “Tình cảm quê hương ” địa phương cần phải tạo được niềm tin cho người dân mức lương hay những chính sách khuyến khích người dân cần phải được công khai, rõ ràng tạo động lực, niềm tin để các sinh viên ra trường gắn bó lâu dài trong việc xây dựng và phát triển quê hương. Các cơ quan hay tổ chức cần tích cực thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút những sinh viên vừa mới tốt nghiệp hoặc chuẩn bị tốt nghiệp như chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài. Thu hút các đối tác để phát triển thêm nhiều ngành, nghề tại quê hương. Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng việc thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các cuộc tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của dư luận.

Thứ ba là về nhân tố “Cơ hội việc làm” và “Thu nhập kỳ vọng”. Hai nhân tố này cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên đây lại là nhân tố mà nhà quản trị không thể tác động trực tiếp lên được. Tuy nhiên, việc tạo dựng, nâng cao hình ảnh các doanh nghiệp tại địa phương sẽ ảnh hưởng tốt tới nhận thức của người nghe, qua đó góp phần nâng cao sự thu hút của tổ chức đối với sinh viên.

Thứ tư là về nhân tố “Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội”, các doanh nghiệp cũng nên suy nghĩ về vấn đề trợ cấp tiền đi lại, ăn uống để tăng thiện cảm đối với các sinh viên, địa phương cần tạo môit trường sống lành mạnh, cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết yếu tạo điều kiện sống lý tưởng để thu hút các sinh viên ra trường về quê làm việc góp phần xây dựng sự phát triển của quê hương.

Chương 6. Tài liệu tham khảo

1. https://www.academia.edu/6396663/T%E1%BA%A1p_C%C3%81C_NH%C3%82 N_T%E1%BB%90_%E1%BA%A2NH_H%C6%AF%E1%BB%9ENG_%C4%90 %E1%BA%BEN_QUY%E1%BA%BET_%C4%90%E1%BB%8ANH_V%E1%B B%80_QU%C3%8A_L%C3%80M_VI%E1%BB%86C_C%E1%BB%A6A_SINH _VI%C3%8AN_KINH_T%E1%BA%BE_TR%C6%AF%E1%BB%9CNG_%C4% 90%E1%BA%A0I_H%E1%BB%8CC_C%E1%BA%A6N_TH%C6%A0.

2. Nguồn: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định về quê lập nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học KTQD"- công trình tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ" năm 2014.

3. Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo nghiên cứu.

4. Bùi Thị Phương Thảo (2010), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở thành phố Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.

5. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế, trường Đại học Cần Thơ (Lê Trần Thiên Ý, Hồ Nguyễn Anh Khoa, Mã Bình Phú, năm 2013).

6. https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/341/323

7. Trần Điều, Đỗ Văn Ninh, Phạm Thành Thái (Năm 2015) “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN ĐỊA PHƯƠNG LÀM VIỆC CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG”.

(http://ntu.edu.vn/Portals/66/13.%20Tran%20Dieu%204.2015.pdf)

8. Nguyễn Thu Thủy (2015) “Determinants of Students Intention to Work in Hometown”.

9. Nghiên cứu của Nitchapa Morathop (2010) về Ý định làm việc tại quê nhà của một người: Sinh viên năm 4 Đại học Naresuan, Tỉnh Phitsanulok, (Intention to Work in One's Hometown: Seniors at Naresuan University, PhitsanulokProvince, Nitchapa Morathop, Chamaiporn Kanchanakitsakul, PramotePrasartkul, Bhuddipong Satayavongthip, 2006) - Tạp chí khối lượng nhân khẩu học.

10.Cuốn sách “City marketing - Towards an integrated approach" của Erick Braun, năm 2008. Đề tài này được để cập đến trong mục 4: “Putting the city's customers central".

Chương 7. Phụ lục

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐHTM (Trang 35 - 37)