IV. Các lợi ích từ việc sử dụng công nghệ khí sinh học để xử lý chất thải
4.3.4. Sử dụng làm phân và phân compost
Phụ phẩm khí sinh học là phần chất thải sau hầm biogas bao gồm 2 dạng rắn và lỏng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong phụ phẩm khí sinh học như sau [27].
Bảng 4.3. Tỷ lệ dinh dưỡng các chất trong thành phần phụ phẩm khí sinh học
Loại phụ phẩm từ N (kg) Tương đương với kg phân ure (46% N) P2O5 (kg) Tương đương với phân photphat (21% P2O5) KCl (kg) Tương đương với phân KCL (60% K2O) 100 kg chất thải bò 0,53 1,15 0,61 2,9 0,82 1,37
1 khối nước thải bò 0,67 1,46 0,95 4,52 0,71 1,18
100 kg chất thải heo 0,38 0,83 0,95 4.52 0,71 1,18
1 khối nước thải heo 0,38 0,83 0,99 4,71 0,51 0,85
Người ta tận dụng phụ phẩm này để làm phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn nuôi cá và gia súc.
23
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Huyền và các cộng sự (2012) [27] khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học bón cho cây cải cay và Bưởi Năm Roi thì đạt năng suất hơn và sản phẩm có lá bóng đẹp hơn so với việc sử dụng các loại phân bón hóa học thông thường. Cụ thể như năng suất khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học là 2,16 kg/m2 so sánh với năng suất khi sử dụng phân bón thong thường là 2,04 kg/ m2.
Tại kết quả điều tra khảo sát của dự án “Chương trình phát triển năng lượng khí sinh học Việt Nam” do Ba Lan tài trợ [9], khi khảo sát trên 330 hộ dân trên địa bàn 8 tỉnh có công trình khí sinh học thì kết quả thu được như sau:
Khi sử dụng khí sinh học để làm thức ăn nuôi cá và trồng trọt sẽ tiết kiệm được chi phí là 84.000 đồng/hộ trong đó chi phí tiết kiệm từ việc chăn nuôi là 48.000 đồng và từ hoạt động trồng trọt là 37.000 đồng.
Hình 4.3.chi phí tiết kiệm từ việc sử dụng phụ biogas để trồng trọt và chăn nuôi
Tại báo cáo của Nguyễn Hồng Sơn trên tạp chí Khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An [20] thì khi sử dụng chất thải sau biogas làm phân bón cho lúa sẽ tiết kiệm được 250.000 đồng cho 1ha lúa.
Ngoài việc sử dụng trực tiếp phụ phẩm khí sinh học để làm thức ăn và bón trực tiếp cho cây trồng. Người ta còn sử dụng phụ phẩm để ủ phân compost. Việc làm này vừa dự trữ lượng phân thừa chưa được sử dụng đến vừa tạo ra lượng phân bón có chất lượng hơn. Hoặc tận dụng lượng vi sinh vật có trong dung dịch thải để
24
bổ sung cho quá trình ủ phân từ rác rải giúp quá trình ủ diễn ra nhanh hơn, giúp tiết kiệm thời gian ủ phân.