Năm 1989, Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc đã đưa ra "Chương trình Sản xuất sạch hơn" nhằm mục đích phổ biến rộng rãi và nâng cao hiểu biết về khái niệm Sản xuất sạch hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển; Nơi có công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu; Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên thế giới. Sau 02 thập kỷ sản xuất sạch hơn được thế giới công nhận là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho phát triển bền vững không chỉ về quy trình sản xuất, mà còn cho các sản phẩm và dịch vụ.
Năm 1990, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “Công nghệ và Môi trường”.
Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt Nam. Năm 1998, UNEP chuẩn bị tổ chức tuyên bố về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH.Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 300 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn; Tại các nước đang phát triển đều có Trung tâm sản xuất sạch hơn của quốc gia, trong đó có Việt Nam; Mạng lưới toàn cầu này là cần thiết cho sự phát triển và thực hiện các khái niệm sản xuất sạch hơn trên toàn thế giới.
Trang 23 SXSH được áp dụng thành công ở các nước Châu Á, khu vực Thái Bình Dương, Khu vực Nam Mỹ và vùng Caribe, Khu vực Châu Phi, như Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Mêxico…và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Cụ thể như sau:
Ở Cộng Hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho thấy các chất thải công nghiệp đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm gần 12.000m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ USD/năm.
Ở Inđônêsia, bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm. Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm ở 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và gấp khoảng 5 lần so với các phương pháp truyền thống.
Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên doanh Hero Honda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ…Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000 USD.
Tại Khu vực Nam Mỹ và vùng Caribe gồm: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Jamaica, Mexico, Nicaragua, Peru, Trinidad và Tobago, Urugua; Tại các nước này hoạt động sản xuất sạch hơn được tập trung vào các ngành nghề như: thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất, sơn, dệt may, in ấn, bệnh viện; Năm 1998, các nước đã cùng ký kết thư Sao Paulo về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng; Nội dung thư là khuyến nghị cho các chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các đoạn khác của xã hội dân sự về thực hiện sản xuất sạch hơn gồm: việc áp dụng liên tục của một chiến lược môi trường phòng ngừa tích hợp các quy trình, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Nó áp dụng cho: Quy trình sản xuất: Bảo tồn nguyên vật liệu và năng lượng, loại bỏ nguyên vật liệu độc hại và giảm số lượng và độc tính của tất cả khí thải, chất thải; Sản phẩm: Giảm tiêu cực tác động dọc theo vòng đời của một sản phẩm từ nguyên liệu khai thác để xử lý cuối cùng của
Trang 24 nó; Dịch vụ: Kết hợp vấn đề môi trường vào thiết kế và cung cấp dịch vụ. Sản xuất sạch hơn yêu cầu thay đổi thái độ, đảm bảo chịu trách nhiệm về môi trường quản lý, tạo thuận lợi chính sách quốc gia và đánh giá lựa chọn công nghệ. Phòng ngừa ô nhiễm được xác định là việc sử dụng các quy trình, vật liệu, sản phẩm, năng lượng tránh hoặc giảm thiểu việc tạo ra các chất gây ô nhiễm và chất thải tại nguồn, và giảm rủi ro tổng thể đối với sức khỏe con người và môi trường; Sau 01 thập kỷ áp dụng, sản xuất sạch hơn đã mang lại hiểu quả lớn tại các nước, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, giảm thiểu chất thải và tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
Sau Nam Mỹ, khu vực Châu Phi cũng đã áp dụng sản xuất sạch hơn với sự tài trợ của Chính phủ Nauy, Phần Lan, Đức, Anh,…; Các nước áp dụng sản xuất sạch hơn tại Châu Phi gồm: Kenya, Ethyopia, Ai cập, ZAMBIA, ZIMBABWE, Nam Phi, MOROCCO, TUNISIA, NIGERIA, UGANDA; Việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại Châu Phi cũng đã rất thành công như: có khoảng 100 ngành công nghiệp ở Kenya thực hiện tự thực hiện các giải sản xuất sạch hơn khác nhau. Các ngành công nghiệp đa quốc gia lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ: xi măng, giấy, sản xuất đường, sản xuất bao bì; Trong đó, nổi bật là Công ty đường Muhoroni tiết kiệm 220.000 Ksh mỗi tháng; Tại Ethyopia có 39 ngành công nghiệp tham gia vào các dự án sản xuất sạch hơn, đã có 61 chuyên gia kiểm toán và 80 dự án giảm thiểu chất thải được thực hiện; Thành lập Hiệp hội công nghiệp sạch hơn Sản xuất và bảo vệ môi trường.
Nhìn chung các hình thức SXSH trong các lĩnh vực của các nước trên thế giới là hết sức phong phú, kết quả đạt được rất lớn, có thể nhân rộng rãi trên phạm vi lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 3.1 Kết quả áp dụng SXSH ở một số nước trên thế giới S TT Doanh nghiệp ( ngành) Quốc gia
Tiết kiệm Đầu tư (USD)
Thời gian hoàn vốn
1 Hirsch
GmbH (Da) Áo
Tiết kiệm chi phí 450.000 USD
Trang 25 -Da mảnh vụn thừa 45% - Acetonce 85% 2 Landskrona Galvanoverk (Mạ điện) Thuỵ Điển
Tiết kiệm chi phí 80.300 USD. Trong đó:
- Nước 10.800 USD - Năng lượng 7.100 USD - Hoá chất 24.600 USD - Dịch vụ 37.800 USD 421.700 5,5 năm 3 Robins company (Mạ và gia công kim loại) Mỹ
Tiết kiệm chi phí 117.000USD - Nước 22.000 USD
- Hoá chất sử dụng 13000USD - Thải bỏ bùn cặn và chất thải độc hại 28000 USD
-Thu nhập từ bán kim loại thu hồi từ bùn thải 14000USD
- Phân tích tại phòng thí nghiệm 4000 USD 240.000 2 năm 4 Công ty sản xuất giấy và giấy Ashoka Ấn Độ
Tiết kiệm chi phí 118.000 USD
25.000 < 3tháng
Nguồn: Sản xuất sạch hơn toàn thế giới (UNEP 2005)